Các công cụ trên cửa sổ họp trực tuyến

Một phần của tài liệu CẨM NANG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN (Trang 27)

Các công cụ quan trọng:

1. Tắt / Mở Camera: khi thiết bị tham dự lớp học có Camera (Laptop, Mobile), nút này dùng để tắt hoặc mở Camera khi tham dự lớp học. Nếu dùng mạng 3G, 4G có thể tắt Camera để tiết kiệm Data.

2. Tắt / Mở Micro: khi tham dự lớp học, nên tắt Micro khi không phát biểu để tránh nhiễu âm thanh. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng tai nghe có Micro chống nhiễu, có thể không cần tắt Micro.

3. Chia sẻ: công cụ này giúp chúng ta đưa các màn hình khác như Powerpoint, Web Browser v.v.. lên cửa sổ họp. Cần phải mở các cửa sổ cần chia sẻ trước, sau đó mới chọn công cụ “Chia sẻ” rồi chọn cửa sổ cần mở. Cửa sổ được chia sẻ sẽ không hiển thị tức thời mà sẽ được hiển thị sau khoảng từ 10-30 giây tùy theo đường truyền, vì vậy bạn cần chờ khi các thành viên họp xác nhận đã thấy cửa sổ chia sẻ rồi tiếp tục thuyết trình. Khi một người đang chia sẻ thì người khác không thể chia sẻ, phải tắt đi thì người khác mới chia sẻ được.

4. Hiển thị cuộc hội thoại: mở cửa sổ “Trò chuyên trong cuộc họp” ở bên phải để các giảng viên, sinh viên có thể trao đổi chung khi đang theo dõi buổi dạy.

5. Hiển thị người tham gia: mở cửa sổ “Mọi người” ở bên phải hiển thị danh sách những người đang tham gia, những người cần mời, những người ngắt kết nối và hộp “Mời người nào đó” tham dự buổi học. Tuy nhiên chúng ta không thể mời người ngoài tổ chức tham dự thêm trong buổi học.

6. Bắt đầu ghi: ghi lại buổi học từ khi bấm nút công cụ. Giảng viên sẽ chủ động ghi buổi học khi bắt đầu, khi kết thúc buổi học, cần bấm “Dừng ghi”. Nội dung ghi sẽ lưu trong Microsoft Stream. Tùy theo độ dài buổi dạy, từ 15-30 phút hoặc lâu hơn, sau khi dừng ghi, hệ thống của Microsoft sẽ gửi vào email của giảng viên đường link đến bản ghi cuộc họp.

7. Bật/Tắt Video đến: khi băng thông mạng dữ liệu của người tham dự buổi học thấp, có thể tắt Video đến để giảm dung lượng dữ liệu chuyển từ mạng đến thiết bị của mình, giúp buổi học ổn định hơn.

8. Lập, xem ghi chú buổi họp: Trong lúc đang dạy, có thể xem hoặc ghi chú lại các thông tin quan trọng, cần lưu ý.

2.12. Tạo câu hỏi tương tác trên lớp2.11. Tạo kho học liệu trực tuyến 2.11. Tạo kho học liệu trực tuyến 2.10. Điểm danh lớp học

Trên thanh menu của nhóm, Tab bài đăng, dòng cuối cùng luôn sẵn sàng cho các tương tác của nhóm, nếu muốn đề cập đến một ai đó thì nhập dấu @ phía trước.

Trên thanh menu, chọn “tệp” sau đó chọn “tải lên” để upload các tài liệu vào kho học liệu trực tuyến.

Tạo các mục để thu thập thông tin cần thiết để điểm danh trong Form, ví dụ như Họ và tên, MSSV, giờ điểm danh. Sau khi hết thời gian điểm danh vào mục “các phản hồi” trong Forms để xuất ra file Excel.

Tạo thêm tab “Điểm danh” trên thanh menu, Click vào dấu (+)chèn Form vào => Đặt tên tab là tab “Điểm danh”

Trên thanh menu của các Chanel có các tab như “bài đăng, “tệp”. Nếu như các Chanel này được thiết lập quyền riêng tư thì chỉ có các thành viên trong chanel này mới có quyền thảo luận và chia sẻ cho nhau.

Nếu muốn tương tác câu hỏi trong lúc họp thì chọn biểu tượng thứ 5 trong thanh menu, hộp hội thoại sẻ xuất hiện bên phải màn hình.

MÔ PHỎNG DẠY VÀ HỌC

TRÊN MICROSOFT TEAMS

VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ

Mô phỏng dạy và học trên Microsoft Teams

Chuẩn bị phương tiện và công cụ học tập trực tuyến; làm bài tập, bài kiểm tra; đọc và nghiên cứu tài liệu; làm bài tiểu luận…

Sinh viên Tạo lớp học/nhóm,

Danh sách điểm danh, học liệu, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, tài liệu tham khảo; phương tiện và công cụ giảng dạy sẵn sàng; Phổ biến quy định dạy và học trực tuyến; quy định đánh giá học phần; đề cương chi tiết học phần.

Giảng viên

 Chuẩn bị trước khi giảng dạy

Nội dung phần 3 này có thể xem thêm tại link: BIT.LY/HUONGDAN123

BIT.LY/HUONGDAN124 (chỉ cần vào thanh công cụ tìm kiếm google nhập từ khóa như trên)

 Một vài kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến - Trình bày mục tiêu và nội dung học phần

- Công khai và phổ biến các quy định chung liên quan đến dạy và học trực tuyến, quy định đối với học phần.

- Các hoạt động thuyết giảng, thuyết trình; tình huống và thảo luận; bài tập và bài kiểm tra; điểm danh và quản lý lớp; đánh giá học phần, ôn tập và kết thúc học phần.

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO

TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ

TẬP HUẤN CHUYÊN SÂU

4.2. Dự kiến các chuyên đề tập huấn chuyên sâu4.1. Một số khuyến cáo trong quá trình sử dụng 4.1. Một số khuyến cáo trong quá trình sử dụng

Chuyên đề 1: Làm thế nào để dạy học online hiệu quả? Chuyên đề 2: Một số tính năng mới trong Microsoft Teams

Chuyên đề 3: Cách thức xây dựng các bài kiểm tra đánh giá trong Microsoft Teams Chuyên đề 4: Các phương pháp đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến Chuyên đề 5: Tích hợp phần mềm trí thông minh nhân tạo Krisp để nhận diện giọng

nói và loại bỏ âm thanh xung quanh

Về đường truyền và gói dữ liệu của giảng viên: giảng viên nên trang bị tối thiểu cho mỗi người học tham gia lớp học là 1MB. Nếu giảng viên sử dụng WIFI cá nhân thì nên mua gói 96MB.

Trên thực tế, giảng viên sẽ sử dụng laptop của mình để tổ chức lớp học. Mặc dù thiết bị này cũng có hỗ trợ các thiết bị cần thiết như mic thu âm, loa phát âm, note, share file,… tuy nhiên bị giới hạn về phạm vi trao đổi, hạn chế tương tác. Chính vì thế, chúng ta nên đầu tư thêm những thiết bị hỗ trợ ngoài để lớp học có thể giống với lớp học thường ngày, như:

 Micro hỗ trợ ngoài giúp âm thanh truyền đến người học được to rõ hơn.

 Bổ sung Camera phụ nhằm mở rộng không gian giảng dạy của thầy cô. Người học có thể thấy thầy cô rõ hơn mà không chỉ bị hạn chế ở khuôn mặt. Camera có thể được đặt tại vị trí đối diện với giảng viên, cách khoảng 2-3m (có thể thêm giá đỡ) để tầm nhìn có thể đẹp nhất, cân đối nhất giúp người học có thể cảm nhận được rằng thầy cô đang giảng dạy trực tiếp với chúng ta.

 Loa phát âm thanh đảm bảo được thầy cô có thể nhận được những sự tương tác từ phía người học của mình được rõ hơn.

Buổi học đầu tiên, giảng viên hướng dẫn người học: 1- tắt micro khi không phát biểu (lưu ý bật lại micro trước khi phát biểu), 2- quá trình tham gia, có thể đặt câu hỏi/trao đổi dạng text ở phần chat, 3- bấm “raise hand” khi muốn phát biểu ý kiến.

Trong trường hợp giảng dạy tại địa điểm Nhà trường, giảng viên có thể chiếu những file bải giảng lên màn hình kèm theo sự tương tác, tùy chỉnh zoom lớn nhỏ sao cho người học có thể nhìn thấy rõ, chú ý được những điều quan trọng mà thầy cô đã khoanh vùng,… đảm bảo được toàn bộ người học có cảm giác thích thú hơn, lớp học sẽ linh động và có chất lượng tốt hơn.

HUFI UNIVERSITY OF FOOD INDUSTRY TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM

CẨM NANG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

Tài liệu dành cho giảng viên Trình bày: Võ Văn Vũ - Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Một phần của tài liệu CẨM NANG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)