5. Bố cục của đề tài
3.2.1. Đối với Quốc hội
- Kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN, trong đó cần làm rõ những vấn đề còn vƣớng mắc, bất cập, giao Chính phủ tổng kết và có kế hoạch khắc phục trong thời hạn nhất định.
- Kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi các luật liên quan đến nội dung quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN nhƣ: Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ… nhằm khắc phục các vƣớng mắc, bất cập trong quy định hiện hành cũng nhƣ tạo sự thống nhất, đồng bộ, hạn chế các quy định chồng chéo hiện nay, tháo gỡ những vƣớng mắc về quy trình, thẩm quyền xử lý, ra quyết định trong điều
87
hành SXKD, tạo sự bình đẳng giữa DNNN với các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc; cho phép nghiên cứu sự cần thiết luật hóa chính sách thu cổ tức, lợi nhuận từ vốn đầu tƣ tại DNNN và các nội dung về cổ phần hóa DNNN.
- Giao Kiểm toán Nhà nƣớc kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; việc sử dụng nguồn thu từ đất của các DNNN đã CPH và báo cáo Quốc hội. Giao Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết về “Việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp” và hàng năm báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện của Quỹ này.
- Tăng cƣờng giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đối với quá trình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN.