Biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TP. VŨNG TÀU - TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 28 - 31)

Phân tích, đánh giá về nước biển dâng, xâm nhập mặn.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (phiên bản cập nhật năm 2016) một số yếu tố như nước biển dâng và xâm ngập mặn thì Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng ở mức độ trung bình thấp.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở mức độ phát thải trung bình (B2): mực nước biển Đông tiếp tục tăng thêm 10 cm 2020, 14 cm vào năm 2030, 23 cm vào năm 2050 và 47 cm vào năm 2100. Ở mức độ phát thải cao (A1F1): mực nước biển Đông tiếp tục tăng thêm 11cm 2020, 15cm vào năm 2030, 26cm vào năm 2050 và 59cm vào năm 2100.

Bảng I-4: Mực nước biển dâng (cm) theo các kịch bản dự báo đến năm 2020-2100 Kịch bản Năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 B1 10 14 18 22 26 30 35 39 43 B2 10 14 18 23 27 32 37 42 47 A1FI 11 15 20 26 31 38 44 51 59

(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020)

Vũng Tàu là một thành phố ven biển nên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, tình trạng xói lở bờ sông, bồi lấp các cửa sông, môi trường đất bị suy thoái. Nước biển dâng cùng với triều cường, sóng lớn và gió bão gây hậu quả nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, bồi lấp luồng lạch, cửa sông, ven biển

Trong 6 khu vực bị xói lở và bồi lấp nghiêm trọng của tỉnh thì thành phố có 02 khu vực: khu vực Cửa Lấp - Phước Tỉnh là khu vực bị bồi lấp, còn các khu vực Bãi Sau thì bị xói lở. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hiện tượng biển xâm thực trên địa bàn đã diễn ra với tốc độ nhanh (30m/năm). Có những điểm sạt lở tới hàng trăm mét như khu vực bãi tắm Thủy Tiên (phường 10); khu vực Phường 12 mất đất khoảng 30 ha.

26 Các lĩnh vực kinh tế đặc thù của thành phố như nuôi trồng thủy hải sản và nghề đánh bắt ven bờ, đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước, thời tiết cực đoan; suy giảm các hệ sinh thái gia tăng.

Vì là thành phố ven biển, Vũng Tàu còn có nguy cơ bị nhiễm mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, trong đó ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp hiện tại của các khu vực sử dụng đất: Nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng.

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất sản xuất của thành phố do nước biển dâng, nước sông và đất bị nhiễm mặn. Ngoài ra, thiên tai, bão lụt làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở…, ảnh hưởng tới tài nguyên đất đai.

Biến đổi khí hậu tác động xấu đối với hệ sinh thái và thủy sản: Thành phố có nguồn thủy, hải sản khá phong phú, chủ yếu là tôm, cá biển. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản theo hướng thu hẹp dần do nước bị nhiễm mặn do nước biển dâng và điều kiện sống thay đổi.

Biến đổi khí hậu tác động xấu đối với hạ tầng cơ sở: Do biến đổi khí hậu thành phố chịu cơn bão và thiên tai bất thường như mưa đá, lốc xoáy làm hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà ở. Ngoài ra nước dâng cao có thể phá vỡ kênh, bờ đập ở khu vực Bãi Trước và khu vực Hải Đăng. Do nước biển dâng đối với vùng ven biển, gây nên hiện tượng xâm thực một số khu vực đặc biệt khu vực Bãi Sau. Ngoài ra hạ tầng cơ sở được thiết kế theo quy chuẩn hiện hữu của thành phố một số công trình bị tác động về về sức chịu tải, độ bền, độ an toàn. Biến đổi khí hậu sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế (cảng biển, giàn khoan dầu, hệ thống đường ống dẫn khí, nhà cửa, khu đô thị ven biển, đê chắn sóng…) trên địa bàn.

Để đối phó với biến đổi khí hậu, thành phố đã thực hiện các biện pháp để giảm thiểu là xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển và đê ở cửa sông, tôn cao các vùng đất và nhà ở, chăm sóc tu bổ bãi biển, nạo vét kênh Bến Đình, khoanh vùng cảnh báo vùng có nguy cơ sạt lỡ. Ngoài ra, việc ứng phó với biến đổi khí hậu mà thành phố thực hiện trong giai đoạn tới là giảm phát thải khí nhà kính, chuyển giao công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới nền kinh tế ít cacbon, kinh tế xanh, thành phố xanh, hiện thành phố đã tích cực tham gia các hoạt động giảm phát thải, như thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM), khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi công nghệ giảm phát thải, thực hiện các dự án năng lượng sạch …

27

Phân tích, đánh giá về sa mạc hóa, xói mòn, sạt lở đất.

Biến đổi khí hậu có thể gây giảm diện tích đất nông nghiệp, một phần diện tích sẽ không sử dụng được nữa do ngập úng, khô hạn, xói mòn hoặc sẽ phải chuyển đổi thành đất ở cho những hộ dân phải di dời do ảnh hưởng của thiên tai (ngập lụt, sạt lở đất). Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đất. Chất lượng đất nông nghiệp suy giảm, gây khó khăn trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, đất sẽ dễ bị xói lở.

Đồng thời, biến đổi khí hậu còn gây ra các hiện tượng ngập úng, xói lở, sạt lở bờ sông,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất ở, một bộ phận dân cư sống ở khu vực ven các sông sẽ phải di dời đến nơi ở khác; cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, cấp thoát nước…) cũng bị ảnh hưởng, gây sức ép trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng mới thay thế các công trình đã bị hư hỏng do thiên tai.

Mặt khác, các loại hình sử dụng đất cũng ảnh hưởng đến BĐKH: Việc sử dụng đất đai cũng có ảnh hưởng lớn đối với lượng nước bốc hơi. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay đổi về hình thái trong chu trình nước: mưa, nước bốc hơi… đều dẫn đến sự thay đổi cơ chế ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dòng chảy. Đồng thời, tăng nguy cơ chuyển hóa của phèn, từ phèn tiềm tàng sang dạng phèn hoạt động.

28

Phần II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TP. VŨNG TÀU - TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)