Các trường hợp cấm kết hôn

Một phần của tài liệu LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt (Trang 30 - 34)

• Cấm kết hôn với những người đang có vợ hoặc có chồng  Xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thê.

• Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn  Không thực hiện được nguyên tắc tự nguyện vì người mất năng lực hành vi dân sự không tự nhận thức được hành vi của mình, do đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của những người khác trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

• Cấm những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời hoặc có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau.

• Giữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi với con; ông bà với các cháu nội, ngoại.

• Bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng.

• Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

• Bác ruột, chú ruột, cậu ruột kết hôn với cháu gái; cô ruột, dì ruột kết hôn với cháu trai. • Anh chị em con bác, con chú, con cô, con cậu, con dì ruột kết hôn với nhau.

• Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính  Nếu kết hôn sẽ không thực hiện được chức năng xã hội của gia đình, trái với quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.

1.3.3. ĐĂNG KÍ KẾT HÔN

• Mục đích đăng kí kết hôn:

 Là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân thep pháp luật của nam nữ trong việc kết hôn, ngăn chặn những hiện tượng kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

 Là biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của hai bên nam nữ.

• Giấy chứng nhận kết hôn là chứng cứ viết xác nhận giữa hai bên nam nữ đã phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng, được Nhà nước bảo hộ.

• Mọi nghi thức kết hôn khác như lễ cưới tại gia đình, tại nhà thờ mà không cần giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì không được công nhận là hợp pháp.

v1.0015104208

1.3.3. ĐĂNG KÍ KẾT HÔN (tiếp theo)

• Thẩm quyền đăng kí kết hôn:

 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là nơi đăng kí kết hôn giữa hai công dân Việt Nam;

 Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng kí kết hôn giữa những công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài;

 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài

 Đăng kí kết hôn không đúng thẩm quyền thì việc đăng kí kết hôn đó không có giá trị pháp lí.

1.3.3. ĐĂNG KÍ KẾT HÔN (tiếp theo)

• Trình tự đăng kí kết hôn:

 Hai bên nam nữ đến cơ quan đăng kí kết hôn xin cấp tờ khai đăng kí kết hôn, cả hai người cùng khai và kèm theo một đơn cam kết chưa kết hôn lần nào hoặc đang không có vợ hoặc chồng hợp pháp. Sau đó xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi cứ trú của hai người.

 Bản khai đăng kí kết hôn có xác nhận của chính quyền địa phương, hai người quyết định nơi đăng kí kết hôn là Ủy ban nhân dân xã nơi cứ trú của một trong hai người và nộp bản khai đăng kí trên để Ủy ban nhân dân xác minh.

 Sau xác minh, cơ quan đăng kí kết hôn hẹn hai bên nam nữ đến Ủy ban nhân dân làm thủ tục đăng kí kết hôn. Hai bên nam nữ cùng kí vào giấy chứng nhận kết hôn (2 bản chính), cơ quan đăng kí kết hôn ghi vào sổ kết hôn để quản lí tình trạng hôn nhân của cá nhân nằm trong địa bàn cư trú.

 Nếu không đăng kí mà chung sống như vợ chồng thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

v1.0015104208

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

34

Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung cơ bản sau • Khái niệm về hôn nhân và các đặc điểm của hôn nhân; khái

niệm và các chức năng cơ bản về gia đình;

• Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;

• Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;

• Khái niệm, đặc điểm và các vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình;

Một phần của tài liệu LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)