Chính sách thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tác động của dịch bệnh covid – 19 đến hành vi của người tiêu dùng việt nam (Trang 28)

Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP quy định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các DN, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid - 19. Bộ Tài chính cho biết, chính sách gia hạn nộp thuế không làm giảm thu ngân sách nhà nước và phù hợp thẩm quyền của Chính phủ mà Luật Quản lý thuế đã quy định.

 Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu)

Để không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Tài chính đề nghị thời gian gia hạn là 5 tháng. Dự kiến, số thu ngân sách của các tháng đó giảm khoảng 68.800 tỷ đồng.

 Đối với thuế thu nhập DN

Thực hiện gia hạn 3 tháng, thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập DN tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế thu nhập DN năm 2021 của DN, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn. Ước tính số thuế thu nhập DN được gia hạn khoảng 40.500 tỷ đồng.

 Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn. Dự kiến số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 1.300 tỷ đồng.

29

 Đối với thuế thuê đất

Thực hiện gia hạn đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của DN, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng được giảm. Dự kiến số tiền thuê đất được gia hạn khoảng 4.400 tỷ đồng.

Việc gia hạn này được đánh giá là sẽ giúp cho cộng đồng DN có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sau đại dịch, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2021. Đây là giải pháp có tính thực tiễn, khả thi cao và phù hợp trong bối cảnh hiện tại của Đất nước.

c) Chính sách tiền tệ

Chính phủ đã đưa ra các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng, chính sách cho vay với lãi suất bằng 0% để trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, khi dịch bệnh còn tồn tại thì một số nhu cầu đặc thù sẽ biến mất, theo đó các ngành kinh doanh phục vụ nhu cầu đó cũng sẽ không trở lại được, dù lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để DN vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Do vậy, chính sách hỗ trợ tín dụng nên tập trung vào nhóm các DN ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả.

Đối với gói tín dụng, Ngân hàng Nhà nước tạo cơ sở pháp lí và hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ tại thời điểm trước dịch. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục hồi sản xuất kinh doanh của DN nhất là các ngành lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng vay vốn tiếp tục được vay mới để khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Các ngân hàng giảm lãi suất, miễn và giảm phí dịch vụ giao dịch cho các DN cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đủ điều kiện vay với lãi suất 4.5-5%/1 năm (thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi).

3.2.2 Giải pháp từ phía DN a) Chuyển đổi số

Trong giai đoạn Covid - 19, chuyển đổi số dường như cũng chính là con đường sống giúp DN thoát khỏi “hiểm cảnh”. Theo một khảo sát của Viện Phát triển DN (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), nhận thức của DN Việt Nam về chuyển đổi số trong thời gian qua đã có những tiến triển rất đáng phấn khởi. Trước dịch COVID - 19, hơn 50% DN ứng dụng các công nghệ số. Từ khi xảy ra dịch COVID - 19, thêm hơn 25% DN ứng dụng công nghệ số.

30

Cụ thể, phương thức bán hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội cung như các trang điện tử đang được nhiều DN sử dụng. Một cách làm mới của các DN gỗ thuộc HAWA (Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh) là tổ chức triển lãm qua showroom; đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Điều này sẽ giúp cho NTD xem được cụ thể, đầy đủ mặt hàng, sản phẩm. Giúp các DN tiếp cận được nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế, tăng tỉ lệ bán hàng, tỉ lệ chốt đơn thành công.

Ngoài ra, các DN ngân hàng còn cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến. Giúp cho khách hàng có được các trải nghiệm liền mạch, thống nhất trên các phương tiện điện tử, dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, thanh toán và mua sắm. Cụ thể, khách hàng sẽ được trải nghiệm mọi tiện ích tài chính hiện đại và nhanh chóng bao gồm: chuyển tiền nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm online, thanh toán các loại hóa đơn, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, khách sạn,…

Việc chuyển đổi số không chỉ giúp DN vượt qua khủng hoảng dịch bệnh mà còn là phương thức giúp DN phát triển về lâu dài, làm tăng khả năng cạnh tranh và khai thác được các nhóm khách hàng mới.

b) Liên kết DN

Hợp tác, bắt tay giữa các DN đang trở thành một xu thế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn vì ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid - 19. Trên 50% trong số 152 nghìn DN được khảo sát bởi Tổng cục Thống kê vào tháng 9/2020 cho biết có kết nối với DN Việt khác, chia sẻ khó khăn, đơn hàng, thanh toán,… Hình thức liên kết được nhiều DN áp dụng nhất là cho trả chậm tiền hàng, với 33,3% DN áp dụng; chia sẻ đơn hàng với 7,9%; hàng đổi hàng với 3,8%; cho vay với 2,8% DN áp dụng.

Ngoài ra, có nhiều DN, start-up công nghệ cũng đẩy mạnh hợp tác mới nhằm nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi hoạt động. Chẳng hạn, Công ty AppotaPay (thuộc Appota Group) vừa ký hợp tác với Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho phép người dùng ví Appota liên kết tài khoản với thẻ nội địa Ngân hàng OCB. Cụ thể, OCB và AppotaPay hợp tác các dịch vụ như: liên kết ví điện tử, cổng thanh toán, thu hộ chi hộ…

Một DN khác trong ngành vận tải là Công ty CP xe khách Phương Trang cũng vừa hợp tác với ví điện tử MoMo để phân phối vé trực tuyến cho hãng xe này. Đây được xem là bước đi chiến lược để Phương Trang có thể tận dụng nền tảng công nghệ hiện đại và tiếp cận lượng người dùng "khủng" lên đến 23 triệu người của MoMo...

Đối với các DN, liên kết không chỉ giúp tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, mà còn mở ra tiềm năng trong việc mở rộng tập khách hàng, gia tăng doanh thu từ việc tiếp thị, bán chéo và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu.

31

c) Chú trọng phát triển thị trường nội địa

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 bùng nổ mạnh mẽ, các quốc gia vẫn chưa hoàn toàn mở cửa giao thương tự do như trước thì thị trường nội địa lại trở thành “cứu cánh” cho các DN, tạo động lực để DN phát triển và mở rộng thị trường trong nước.

Nhiều DN trước đây vốn có thế mạnh về xuất khẩu đã có những hướng đi mới để quay trở lại thị trường nội địa. Điển hình như Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - vốn nổi tiếng với các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Đông… - đã chọn hướng quay lại thị trường nội địa, phục vụ NTD Việt Nam khi dịch Covid - 19 ập đến. Hay như Công ty Cổ phần Saigon Food, sau khi nhận thấy mức doanh thu đến từ xuất khẩu và nội địa là ngang nhau, nên khi đối diện với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty đã linh hoạt trong kế hoạch sản xuất để gia tăng sản phẩm nội địa.

Ngoài việc đạt thành quả từ thâm nhập thị trường tiêu thụ trong nước, các DN sản xuất còn chú trọng để nội địa hóa các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Như quá trình nội địa hóa nguồn cung nguyên liệu cũng đã được Công ty Cổ phần Vicostone triển khai. Theo đó, nhà máy Phenikaa Huế đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu của Vicostone và công ty mẹ Tập đoàn Phenikaa về nguyên liệu Cristobalite chất lượng cao thay thế phần lớn quartz tự nhiên, tương đương 80% sản lượng của Nhà máy; 20% sản lượng còn lại được bán ra ngoài Tập đoàn tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

32

KẾT LUẬN

Trước tình hình dịch Covid – 19 trên thế giới cũng như trong nước vẫn còn có những diễn biến phức tạp và khó lường, việc nghiên cứu hành vi NTD chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid - 19 là một vấn đề bức thiết. Qua điều tra, phân tích dựa vào các kiến thức về kinh tế học vi mô, ta biết và hiểu được sự thay đổi trong hành vi của NTD khi so sánh ở thời điểm trước và sau đại dịch. Đồng thời, ta cũng thấy được ảnh hưởng tiêu cực nặng nề mà Covid - 19 đã gây ra cho các DN Việt Nam và cả mặt tích cực mà dịch bệnh mang đến cho những DN ở trong các ngành nghề có triển vọng lớn ở tương lai. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực giúp DN vượt qua khó khăn trước mắt, tiếp tục phát triển các thế mạnh và khắc phục những yếu điểm để góp phần phục hồi, phát triển nền kinh tế của đất nước. Qua bài tiểu luận này, chúng tôi hi vọng người đọc có thể có thêm cái nhìn sâu sắc về tác động của đại dịch Covid - 19 đối với hành vi NTD và tìm ra những giải pháp hợp lý cho DN cải tiến theo hướng hiệu quả và bền vững.

33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Vi mô của Học viện Tài chính

2. Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid - 19

https://theleader.vn/thay-doi-hanh-vi-tieu-dung-va-chuyen-dong-ban-le-do-covid-19- 1584426297481.htm

3. VNBusiness - Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng giảm chi tiêu tiền nhàn rỗi https://vnbusiness.vn/tieu-dung/nguoi-tieu-dung-viet-nam-co-xu-huong-giam-chi-tieu- tien-nhan-roi-1068390.html

4. The leader – Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid-19 https://theleader.vn/thay-doi-hanh-vi-tieu-dung-va-chuyen-dong-ban-le-do-covid-19- 1584426297481.htm

5. Eva.vn – Xu hướng tiêu dùng năm 2020 từ tiêu dùng mua mang đi đến tiêu dùng an toàn tại nhà https://eva.vn/tin-tuc/xu-huong-tieu-dung-nam-2020-tu-tieu-dung-mua-mang-di-den-tieu- dung-an-toan-tai-nha-c73a460171.html 6. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-11-05/covid-19-lam-thay- doi-tu-duy-mua-sam-cua-nguoi-tieu-dung- 94683.aspx?fbclid=IwAR0OMKyIEMDg4_lZY5nQ1FSwXboGNwEr0dEpElYSlnBRbT HF40XA9fACcrg 7. Link: https://foodtechmaster.vn/covid-19-anh-huong-den-thoi-quen-cua-nguoi-tieu- dung-viet-nam-nhu-the-nao/?fbclid=IwAR3Mnpl4XOwjsAd- ydgHa8vm3tjPfuZJUv7reS5OyZYQJydjxgIH4oEWcOA 8. Trang web: https://giaodich24.vn 9. Trang web: https://tapchicongthuong.vn/ 10. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/danh-gia-tac-dong-cua-dai-dich- covid19-den-cac-doanh-nghiep-viet-nam-331389.html

34 11. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/cong-bo-bao-cao-tac-dong-cua-dich-benh-covid- 19-doi-voi-doanh-nghiep-viet-nam-1491875395. 12. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/thong-cao-bao-chi-ve- tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/ 13. http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Dai-dich-COVID19-he-luy-va-giai-phap-ho-tro- doanh-nghiep/412612.vgp 14. https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/chinh-sach-gia-han-nop-thue-khong- lam-giam-thu-ngan-sach-nha-nuoc-333334.html 15. https://laodong.vn/kinh-te/chuyen-doi-so-da-tro-thanh-con-duong-song-tai-cac- doanh-nghiep-viet-nam-899837.ldo 16. https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/doanh-nghiep-tim-loi-ra-trong-boi-canh-dich- covid-19-lan-rong-trong-cong-dong-561591.html 17. https://petrovietnam.petrotimes.vn/ts-vo-tri-thanh-van-hoa-va-cong-nghe-la-nen-tang- cua-doanh-nghiep-trong-the-gioi-moi-611684.html 18. https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-dau-tu-lon-cho-chuyen-doi-so- 20210410090039895.htm 19. https://haiquanonline.com.vn/doanh-nghiep-phat-trien-tot-nho-thi-truong-noi-dia- 142093-142093.html

Một phần của tài liệu Giải pháp tác động của dịch bệnh covid – 19 đến hành vi của người tiêu dùng việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)