III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
4. Hiệu của sáng kiến kinh nghiệm:
- Kết quả: Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, biện pháp thử nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tôi hoàn toàn hài lòng với kết quả mà trẻ tiếp thu kiến thức, qua các hoạt động hàng ngày mà tôi đã lấy trẻ làm trung tâm.
+ Thứ nhất: Trẻ rất thích đi học đến lớp ngoan hơn, hứng thú tham gia các hoạt động, tiếp thu bài học tốt hơn
+ Thú hai: Trẻ có ý thức tự thực hiện các yêu cầu của tiết học khi cô yêu cầu và thích hoạt động hơn. Trẻ hay đặt câu hỏi cái này là cái gì? Phải làm gì với chúng? Nó như thế nào…..Từ đó trẻ sẽ tự tìm ra cách giả quyết
+ Thứ 3: Trẻ nắm vững kiến thức kỹ năng, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tế thông qua các hoạt động cô tổ chức nhất là hoạt động trải nghiệm,trẻ có kỹ năng sống
+ Thứ 4: Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, kỹ năng nghe hiểu quan sát phán đoán các sự vật hiện tượng xung quanh chính xác, phong phú
+ Thứ năm: Trẻ thích cùng tìm hiểu thích làm việc theo nhóm, yêu quý giúp đỡ bạn, đoàn kết hơn trong lớp, có một số kỹ năng như: tôn trọng hợp tác, thân thiện, quan tâm , chia sẻ
+ Thứ 6 trẻ mạnh dạn tự tin, tự lực ham hiểu biết thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh, có khả năng giải quyết vấn để đơn giản theo nhiều cách khác nhau
- Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho các giáo viên trong trường có được cách truyền thụ kiến thức cho trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.
Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau khi áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi tôi đang công tác. Chất lượng học của trẻ nâng lên, qua khảo sát, qua dự giờ các lớp 100% trẻ thực sự thích thú khi được tìm tòi khám phá, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia, hào hứng vào các hoạt động tập thể từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, quan sát và khả năng tư duy độc lập.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đối với trẻ:
STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
1 Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 32 100% 0 0%
2 Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của tiết học
30 94% 4 6%
3 Trẻ nắm vững kiến thức kỹ năng, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tế
30 94% 2 6%
4 Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc
30 94% 2 6%
Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau thời gian áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi, chất lượng của trẻ qua các hoạt động của trẻ được nâng cao rõ rệt, thông qua bảng khảo sát ta thấy ý thức cũng như sự hứng thú của trẻ được được nâng cao, trẻ có trẻ giải quyết được vấn đề linh hoạt và sáng tạo, đồng thời ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc hơn.
* Đối với giáo viên:
Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn chủ đề sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức các hoat động ở trường cho trẻ.
*Đối với cha mẹ trẻ:
Cha mẹ trẻ sẽ an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường lớp mầm non, hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và đặc biệt sẽ có tầm nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em mình.
Phần III. Phần kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận
Qua một số hình thức tổ chức khi lấy trẻ làm trung tâm. Mức độ nhận thức của trẻ đã tăng lên rõ rệt so với đầu năm học. Các biện pháp có tính khả thi đã thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện.
Thực hiện được các biện pháp trên đã gúp tôi tự tin trong quá trình giảng dạy, không những thế trẻ còn hứng thú, phát huy được mọi tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ, trẻ năng động linh hoạt, tích cực hơn trong quá trình học và chơi, từ đó hình thành ở trẻ tính tự lập, kỹ năng sống mới, đánh dấu bước hình thành và phát triển nhân cách mới ở trẻ tạo tâm thế vửng chắc cũng như tiềm năng cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo.
Với kết qủa và ý nghĩa đạt được sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng ra toàn khối cũng như các độ tuổi trong trường.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Hiểu và nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tổ chức lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của giáo viên về các lĩnh vực.
- Sử dụng hiệu quả hơn trong khi truyền thụ kiến thức cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh có ghi nhớ tốt, khuyến khích trẻ mở rộng và phát triển các trò chơi tưởng tượng.
- Tạo môi trường mở cho trẻ được phát triển về mọi mặt qua biện pháp này giúp trẻ hứng thú và yêu các môn học hơn.
- Quan tâm đến các sự kiện trong tháng, sự kiện hàng ngày xung quanh trẻ, tổ chức các sự kiện lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được cùng tham gia trải nghiệm. - Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong nhà trường, tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ ủng hộ về vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho trẻ qua các chủ đề sự kiện tháng
- Khi tương tác với trẻ, vị trí của giáo viên cần ngang bằng với trẻ. Điều này bao gồm cả việc giáo viên ngồi trên sàn hoặc trên những đồ dùng thấp hay quỳ xuống….sao cho dễ dàng tạo ra sự giao tiếp bằng mắt với trẻ, tạo thuận lợi cho giáo viên khi tham gia hoạt động cùng trẻ.
- Giáo viên cần chú ý đến những trẻ yếu kém chưa chú ý nhiều hơn để trẻ tiếp thu bài tốt
- Giáo viên biết sáng tạo, linh hoạt trong soạn giảng, thiết kế các phần mềm power point, eleaning, biết áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, nhằm góp phần đưa nền giáo dục tiến lên nền khoa học công nghệ thông tin.
Nhưng khi hỗ trợ và mở rộng việc học của trẻ, giáo viên cần thận trọng trong lời nói và hành động vì phần lớn sự tương tác mà giáo viên thực hiện với trẻ mang tính tình thế, xảy ra trong khi đáp lại những gì trẻ đang nói hoặc đang làm….
3. Kiến nghị.
- Đối với nhà trường :
- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 cho trẻ có cơ hội phát triển đủ các lĩnh vực.
-Thường xuyên mở các đợt chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn cần lưu ý đến hình thức dạy lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức cho trẻ được giao lưu trải nghiệm nhiều hơn - Bổ sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho trẻ để trẻ được hoạt động
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo sớm xây trường khu mới dồn khu để chị em giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau nhiều hơn và không bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài khi tổ chức các hoạt động cho trẻ
- Xây dựng các phòng chức năng cho trẻ hoạt động
- Cho giáo viên được đi tham quan các trường điểm để giáo viên được học hỏi nhất là cách trang trí góc mở lấy trẻ làm trung tâm
Trong khuôn khổ của một bài sáng kiến, mọi vấn đề chỉ tồn tại trong phạm vi hẹp, đồng thời trong quá trình viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Vậy tôi kính mong nhận được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo giúp tôi có thêm kinh nghiệm và hoàn thành tốt đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xincam đoan đây là SKKN do tôi tự làm không sao chéo của người khác
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tạp chí GDMN
2.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3.Thực trạng của trường MN và kinh nghịêm bản thân.
4. Cơ sở lý luận và khoa học của module MN-1D
5. Phương pháp tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm
6. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 7. Kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
8. Chương trình giáo dục Mầm Non – Nhà xuất bản giáo dục Mầm non 10. Hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 11. Sổ tay công tác giáo viên khối Mầm non
12.Tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III- Bộ giáo dục và đào tạo
13. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
MỤC LỤC
Phần I. Đặt vấn đề:...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài....2
3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của đề tài:...4
4. Phương pháp nghiên cứu....4
Phần II. Phần nội dung:...5
I. Cơ sở lý luận....5
II. Thực trạng...6
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề...9
1. Mục tiêu của biện pháp...9
2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp...9
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm...9
2.2. Biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm...12
2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình giáo dục cho trẻ ...13
2.4 Biện pháp 4: Dạy học dựa trên sự kiện...17
2.5 Đối với biện pháp 5: *Hoạt động thăm quan trải nghiệm...20
2.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với các hoạt động:...21
2.7 Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy....24
2.8 Đối với biện pháp 8: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các hoạt động....25
3. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp:...26
4. Hiệu của sáng kiến kinh nghiệm:...27
Phần III. Phần kết luận, kiến nghị:...29
1. Kết luận...29
2. Bài học kinh nghiệm:...29
3. Kiến nghị....30