Nguyễn Sinh Khiêm

Một phần của tài liệu Về quê Bác Nam Đàn (Trang 41 - 45)

Nguyễn Sinh Khiêm (Chữ hán 阮 生 謙 )1888 –

1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Nguyễn Sinh

Cung(阮生塨) và Nguyễn Sinh Nhuận(阮生潤).

Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất

Đạt 畢達. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt

động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề thầy thuốc

và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Ông lập gia đình với bà

Nguyễn Thị Giáng阮氏降 (1897-1960) và có với nhau ba người con nhưng

đều chết sớm. Người con duy nhất của hai người, con riêng của bà Giáng, là

Hà Hữu Thừa何友乘, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Chanh, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc - vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà

Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà Nguyễn Thị Giáng[10], bà Nguyễn Thị

Giáng là người làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2 km, cách phía Bắc trung tâm Huế 20 km. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may chồng bà mất sớm, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang mãi vẫn không khỏi. May được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy nhưng ông Cả không nhận.

Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương

yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.

Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh - chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại một thời gian để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời. Ông Cả thương con muốn phát điên vì ông làm thầy thuốc mà không cứu được con. Tháng 2 năm 1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An.

Về quê, ông cho rằng nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ

chức diễn tuồng Trưng Nữ Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp

dạy võ cho thanh niên. Thực dân Pháp nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp nên đã bắt giam ông mấy tháng. Theo lời bà Thanh kể lại với nhà văn Sơn Tùng, ông Khiêm đã bị thực dân Pháp "triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc"[11].

Năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông. Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra Phong Điền với thầy Lê Văn Miến.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), lính Nhật rải ra đóng đồn giữ các cầu trên quốc lộ 1. Lính Nhật gác cầu An Lỗ hay về chợ Phú Lễ mua thực phẩm. Nhân đó ông Cả Khiêm và ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Nguyễn Thị Chanh) hay bút đàm với người Nhật để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Nhật và Đồng Minh, đặc biệt là với quân đội Liên Xô. Nhờ thế mà các ông sớm biết được cái tin Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh vào trung tuần tháng 8 năm 1945.

Sau ngày 23 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công ở Huế, ông mới biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cách mạng thành công - chính là Nguyễn Ái Quốc em trai ông.

Đầu năm 1946, ông cùng Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi tàu hoả ra Hà Nội thăm người em làm Chủ tịch Nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại Huế ăn Tết Bính Tuất và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông qua đời tại Nghệ An vào cuối năm 1950, hưởng thọ 62 tuổi.

Tµi LiÖu Tham Kh¶o

1. Nguyễn Trung Hiền.Về thăm quê bác. Nxb Thuận Hóa. 2005 2. Vương Lộc,Vương Ký. Về quê Bác.Bút ký.. Nxb Kim Đồng 1965. 3. Chu Trọng Hiến. Kể chuyện về gia thế Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nxb

Thuận Hóa 2007

4. Thiếu Tướng Hồ Phương. Cha và Con.Tiểu thuyết về Bác Hồ và cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nxb Kim Đồng. 2007.

5. http://www.namdan.gov.vn

6. http://www1.vietnamnet.vn

7. http://www.google.com.vn

8. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87_An

9. http://www.nghean.gov.vn

MôC LôC

Trang

3.4. Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc...16

Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi an táng bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển...18

Tiểu sử...35

5. Nguyễn Sinh Sắc...39

6. Hoàng Thị Loan...39

7. Nguyễn Thị Thanh...39

Một phần của tài liệu Về quê Bác Nam Đàn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w