Yêu cầu về quản lý nguồn cung gỗ và các nút thắt 1 Đối với gỗ nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Tai lieu Dien Dan Che bien- xuat khau go- lam san 2018 (Trang 65 - 67)

- Nguyên vật liệu công nghiệp:

3. Yêu cầu về quản lý nguồn cung gỗ và các nút thắt 1 Đối với gỗ nhập khẩu:

3.1. Đối với gỗ nhập khẩu:

- Cần ổn định về khối lượng và chủng loại gỗ nhập khẩu;

- Chất lượng gỗ nhập khẩu đảm bảo các yêu cầu về chế biến theo từng nhóm sản phẩm;

66

- Các nút thắt đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu gồm:

(i) Gỗ nhập khẩu phải đảm bảo 100% gỗ sạch. Điều này gây khó khăn cho một vài năm tới vì:

+ Khối lượng gỗ nhập khẩu hàng năm rất lớn và từ nhiều thị trường khác nhau. Chính sách xuất khẩu của các nước cũng khác nhau. Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu: từ các nước có nguồn nguyên liệu có tính pháp lý cao như như Mỹ, Chile, New zeland, các nước EU và từ các nước có rủi ro cao như: Lào, Campuchia, Châu phi và PNG. Do đó việc lựa chọn thị trường gỗ nhập khẩu 100% gỗ sạch là một thách thức với Doanh nghiệp.

+ Để có nguồn cung ứng gỗ sạch 100% thì chi phí nguyên liệu gỗ sẽ tăng lên trong cơ cấu giá thành 1 m3 gỗ sản phẩm.

(ii) Hiện có quá nhiều tổ chức và cá nhân nhập khẩu gỗ (trên 2500 đơn), nhập khẩu gỗ bằng đường biển, đường bộ, qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và đường mòn, lối mở, nhập khẩu tiểu ngạch, chính ngạch, v.v….. Nhập khẩu với khối lượng lớn từ nhiều quốc gia khác nhau và bằng nhiều đường khác nhau, nên rất khó khăn trong việc kiểm soát nguồn cung. Do tình trạng nhập khẩu gỗ như vậy đã dẫn đến việc tranh mua, tranh bán, ép giá, v.v... Để tháo gỡ tình trạng này cần tiến hành xây dựng các cụm xẻ sơ chế ở vùng nguyên liệu và các trung tâm phân phối gỗ tập trung quy mô lớn ở các vùng trên toàn quốc.

3.2. Đối với gỗ trong nước:

- Lượng cung gỗ trong nước đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn;

- Các tổ chức, cá nhận cung ứng nguồn gỗ trong nước gồm: các công ty lâm nghiệp nhà nước; một số DN FDI, các DN tư nhân; thương lái và HGĐ. Đến nay việc cung ứng gỗ nguyên liệu từ các tổ chức, cá nhân nêu trên đã hình thành các chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ khác nhau (chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng; chuỗi cung ứng gõ cao su; chuỗi cung ứng gỗ vườn nhà, cây phân tán, v.v…)

- Các nút thắt của chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ trong nước:

(i) Trừ gỗ cao su, gỗ vườn nhà, còn lại gỗ rừng trồng chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, năng xuất thấp và chất lượng không cao. Khối lượng gỗ lớn nhưng số lượng dùng để chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất thì rất nhỏ. Năm 2017, tổng sản lượng gỗ rừng trồng là 17 triệu m3 thì dăm mảnh xuất khẩu chiếm 11 triệu m3, gỗ bóc và các sản phẩm khác là 2,6 triệu m3; các loại ván công nghiệp là 1,7 triệu m3. Còn lại chỉ có hơn 2 triệu m3 cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nội, ngoại thất. Các nút thắt này làm giảm giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm và kém cạnh tranh cho sử dụng gỗ rừng trồng trong nước.

67

+ Các loại sản phẩm gỗ rừng trồng hiện nay dùng để chế biến xuất khẩu chủ yếu là gỗ keo, gỗ cao su, ngoài ra có một số loại gỗ khác như bạch đàn, bồ đề, mỡ, nhưng với số lượng rất nhỏ.

Đối với gỗ cao su thì sản lượng khai thác có hạn. Diện tích cây cao su đã định hình khoảng gần 1 triệu ha. Mỗi năm thanh lý trên dưới 15.000 ha, do đó lượng gỗ cao su cung cứng chỉ đáp ứng tối đa không quá 5 triệu m3/năm.

Đối với gỗ keo: Một số giống keo đang có nguy cơ giảm về năng suất và chất lượng vì nguồn giống đang trong quá trình bị thoái hóa do việc cung cấp cây giống chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu nâng cao được năng suất và chất lượng rừng trồng. Vì vậy, rất cần thiết có kế hoạch đầu tư dài hạn, liên tục để nghiên cứu bổ sung thêm một số giống cây trồng nhằm cung cấp gỗ lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ có chất lượng. Thị trường thế giới hiện nay có nhu cầu sử dụng gỗ teak, gỗ xoan đào, xoan ta để sản xuất sản phẩm gỗ nên cần có những nghiên cứu và chính sách phù hợp để phát triển trồng rừng những loài cây này.

Chủ trương chuyển đổi rừng kinh doanh gỗ nhỏ bằng rừng trồng gỗ lớn đã được ban hành và là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, việc triển khai còn rất hạn chế. Đặc biệt, còn thiếu các hướng dẫn kỹ thuật chuyển đổi trồng gỗ lớn, thiếu vốn đầu tư theo chu kỳ kinh doanh dài ngày, rủi ro hơn (Ví dụ: Hà Giang có chính sách đầu tư cho mỗi ha rừng chuyển hóa thành gỗ lớn là 8 triệu/ha, tuy nhiên chưa đi vào thực tế vì còn thiếu những chỉ dẫn cụ thể, cần thiết).

Một phần của tài liệu Tai lieu Dien Dan Che bien- xuat khau go- lam san 2018 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)