Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Một phần của tài liệu Giải phẫu bệnh tim bẩm sinh (Trang 34 - 52)

Mục tiêu học tập

1. Mô tả được các tổn thương đại thể và vi thể của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn .

2. Nêu và giải thích được mối liên quan giữa các tổn thương giải phẫu bệnh với lâm sàng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Định nghĩa:

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng viêm nội tâm mạc có loét sùi thường xảy ra trên bệnh nhân đã có tổn thương tim từ trước do mắc phải hoặc bẩm sinh.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh:

Các bệnh tim mắc phải:

* Bệnh van tim do thấp: đây chính là nguy cơ chủ yếu ở nước ta hiện nay.

Bệnh van hai lá bao gồm; hở van, hẹp hở van, ít gặp khi hẹp van hai lá đơn thuần.

Bệnh van động mạch chủ: hở van, hẹp van.

Bệnh van hai lá và van động mạch chủ: hẹp van hai lá và hở chủ.

* Van tim nhân tạo: Hai loại van cơ học và sinh học đều có nguy cơ như nhau và có thể mắc sớm( trước 60 ngày sau mổ) hoặc muộn hơn.

* Các bệnh tim bẩm sinh: là nguy cơ chính của các nước đang phát triển theo thứ tự là: 1. Thông liên thất; 2. Còn ống động mạch;3. Tứ chứng Fallot, đặc biệt là sau phẫu thuật nối chủ-phổi; 4. Hẹp động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ; 5. Một số bệnh khác như: sa van ba lá, chuyển gốc động mạch;6. Bệnh rất hiếm gặp trong thông liên nhĩ, hẹp van động mạch phổi.

* Một số yếu tố thuận lợi khác: Đặt catheter hoặc tiêm truyền đường tĩnh mạch kéo dài; các thủ thuật gây chảy máu trên bệnh nhân đã có bệnh về tim; các trường hợp nghiện ma tuý bằng đường tiêm tĩnh mạch; các bệnh suy giảm miễn dịch bao gồm cả HIV và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài...

Nội tâm mạc:

- Vị trí tổn thương: van hai lá và van động mạch chủ đơn thuàn hay phối hợp

- Các hình thái tổn thương:

* Thịt sùi khi mới hình thành thì nhỏ (1-2mm), mọc ở đường khép của van, gần bờ tự do từ 2-3mm và tập trung lại thành từng đám nhỏ. Bề mặt nhấp nhô bởi có nhiều khe rãnh và được phủ một mạng lưới sợi huyết nên thô ráp, không nhẵn.

+ Khi thịt sùi phát triển, có thể rất to, từ 1-2cm đường kính, bề mặt nhiều khe, rãnh tạo hình ảnh như quả dâu và thường có những ổ loét, trên đó phủ một lớp tơ huyết mủn, màu sắc thay đổi. Càng ở trong sâu, thịt sùi càng chắc, rắn.

+ Thịt sùi phát triển và lan rộng gây loét, hoại tử lan rộng có thể gây thủng van hoặc đứt dây chằng, cột cơ.

* Bên cạnh các tổn thương thịt sùi, loét, có thể nhận thấy các tổn thương tim có từ trước như các viêm van tim do thấp mạn hay các bệnh tim bẩm sinh.

* Trong trường hợp tiên phát, tổn thương ở đây cũng tương đối giống những tổn thương thứ phát nhưng thịt sùi thường nhỏ hơn, không đều và dễ mủn và thường kèm theo các tổn thương khác như: viêm mủ cơ tim, các ổ di bệnh ( áp xe ở các mô và cơ quan như trong nhiễm khuẩn huyết).

Van động mạch chủ trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: các tổn thư ơng thịt sùi kèm theo loét trên bề mặt các lá van

Tổn thương ngoài tim:

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn về cơ bản là một nhiễm khuẩn mủ huyết. Bên cạnh hiện tượng xung huyết thông thường, người ta có thể thấy các tổn thương sau:

* Não: chảy máu não, nhũn não hay áp xe não và thường gặp ở khu động mạch não giữa giống như chảy máu não do xơ vữa đông mạch.

* Lách, thận: Có thể thấy những ổ nhồi máu lớn, nhỏ kèm theo những ổ nhiễm trùng khá lớn hoặc những ổ áp xe nhỏ.

* Phổi: Thường gặp các ổ áp xe lớn hoặc nhỏ ở phổi, ít thấy nhồi máu ở phổi như đối với lách và thận.

- Loét: là kết quả của hoại tử mất nội mô, lắng đọng tơ huyết, tiểu cầu, từ nông tới sâu gồm:

+ Một mạng lưới tơ huyết

+ Bên dưới, nếu nhuộm gram có thể thấy các vi khuẩn gram (+). + Dưới lớp vi khuẩn là một phản ưng mô yếu ớt, bao gồm những tế bào liên kết non dạng trung diệp thai. Huyết quản tân tạo gần như không có. Rất ít bạch cầu đa nhân cũng như lymphô bào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ lớp sâu, xuất hiện nhiều tế bào sợi, thoái hoá kính và có thể thấy huyết quản tân tạo.

Sùi:

là kết quả của sự tăng sinh các thành phần liên kết, nhất là các tế bào liên kết non, dạng bào thai. Tế bào to, sáng, bào tương rộng.

Sùi thường kèm theo loét, khi đó ranh giới giữa chúng tương đối rõ. Loét căn bản là một mô hoại tử chứa vi khuẩn, ngược lại, sùi là phản ứng mô giàu tế bào, không chứa vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Giải phẫu bệnh tim bẩm sinh (Trang 34 - 52)