Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuế

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

- Tiến hành Tổ chức quảnlý thu thuế

3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuế

Cơ quan thuế các cấp cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thuế, về kỹ thuật tuyên truyền đến cán bộ thuế, nhất là cán bộ cơ sở có thể nắm chắc mọi chính sách, chế độ, từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế.

Những “bản tin thuế” do Tổng cục hoặc một số Cục thuế phát hành phảo kịp thời cung cấp những thông tin phong phú, hướng dẫn công tác “bắt đúng mạch” nhu cầu, thiết thực góp phần nâng cao hiểu biết toàn diện cho cán bộ thuế về hoạt động của toàn ngành, của địa phương, của một số nước để vận dụng, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn hàng ngày. Với đội ngũ ban biên tập và cộng tác viên trong và ngoài ngành cần phải đông đảo, các bản tin thuế phải sinh động về nội dung, phong phú về hình thức, giàu về lý luận và thực tiễn. Đây là diễn đàn để cán bộ trong ngành trao đổi kinh nghiệm công tác, phong trào thu đua của địa phương, hiến kế, đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của từng loại thuế; phản ánh được những ý kiến khác nhau trên nhiều góc độ và tiến tới trở thành người bạn thân thiết; gần gũi của cán bộ toàn ngành thuế, của địa phương.

Tích cực đào tạo cán bộ thuế có trình độ, hăng say với công tác tuyên truyền pháp luật thuế ngày càng nhiều và liên tục được bồi dưỡng để công tác tuyên truyền ngày càng đem lại hiệu quả khả quan, thiết thực: tác động tốt với đối tượng tuyên truyền không chỉ thể hiện qua nội dung giải thích mang tính thuyết phục, có lý, có tình mà còn gắn với nhân cách, uy tín của cán bộ thuế, đủ khả năng tranh luận, trao đổi sâu kỹ về từng vấn đề, từ lý luận gắn với thực tiễn và lời nói đi đôi với việc làm cụ thể

hàng ngày. Mặt khác những kiến nghị, góp ý cảu nhân dân cần được tiếp thu, tổng hợp, phản ánh lên trên xem xét, đề suất sửa đổi, bổ sung để chính sách, chế độ thuế mang tính khả thi, phù hợp với biên động về kinh tế- xã hội và ngày càng hoàn thiện.

Tổng cục thuế, các Cục và chi cục thuế phải không ngừng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, quảnlý báo chí, thông tin tuyên truyền đại chúng (báo hình, báo viết, báo nói…) từ Trung ương đến địa phương, khai thác được thế mạnh của các phương tiện này để truyền bá kịp thời, sâu rộng những thông tin về chính sách, chế độ thuế đều khắp, từ thành thị đến nông thôn để mọi tầng lớp dân cư có điều kiện tiếp cận, hiểu biết rõ hơn vai trò, vị trí của thuế trong cơ chế thị trường, về nghĩa vụ và quyền lợi công dân qua công tác thuế, từng bước biến thuế thành một công tác quần chúng cụ thể của toàn Đảng, toàn dân. Các chủ trương chính sách thuế hàng ngày phải đến với dân để không ngừng góp phần nâng cao tinh thần giác ngộ kiến thức để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” việc thực hiện, cả với cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế một cách thuận lợi.

Tổng cục thuế cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Tư pháp, Giáo dục- đào tạo, Văn hóa- thông tin, Ban Văn hóa- Tư tưởng Trung ương xây dựng và cung cấp các đề cương tuyên truyền cho hệ thống màng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và biên soạn nhiều bài học về thuế cơ bản, nhẹ nhàng đưa vào môn giáo dục công dân cho học sinh các cấp II, III. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Tìm hiểu về thuế”

Triển khai nhanh chóng hình thức tuyên truyền và lắng nghe ý kiến của dân theo phương trâm “mưa lâu thấm dần” thông qua nhiều buổi tọa đàm, tiếp xúc, trao đổi, đối thoại, góp ý, gây được không khí cởi mở, gần gũi giữa người nộp thuế và cán bộ thuế, giữa các doanh nghiệp và các vị lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, của cán các Bộ, cùng tìm ra giải pháp phát huy tác dụng toàn diện thuế có thể góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước; từng bước thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng được tích lũy, nộp thuế thuận lợi, dễ dàng.

Cơ quan thuế các cấp tổ chức nhiều “đường dây nóng” bố trí cán bộ thường trực có đủ trình độ, kịp thời tư vấn, giới thiệu, giải đáp thắc mắc về thuế phát sinh trong suốt quá trình triển khai cac luật thuế mới.

Tóm lại, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về thuế.

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)