Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập giải pháp nhằm tăng thu nhập tại NHKTVN (Trang 56 - 59)

- PDG Tô Hiệu TCB T K TCB TB PGD TL

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động ngân hàng.

Đầu năm 2004, HSC đã kết nối và đưa vào sử dụng một số máy ATM, mở rộng dịch vụ Homebanking… và triển khai các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài sản, công cụ… vào thực tế.

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ bởi hệ thống kinh doanh ngân hàng là một hệ thống vô cùng nhạy cảm. Đối tượng khách hàng của ngân hàng là lớn, đa dạng và phong phú (khách hàng trong nước , khách hàng nước ngoài , các Công ty liên doanh…), họ có quyền yêu cầu và đòi hỏi ngân hàng đáp ứng các dịch vụ mà họ thấy các ngân hàng nước ngoài cung cấp thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Vì vậy HSC cần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng. Đặc biệt HSC định hướng phát triển kinh doanh theo khách hàng "khách hàng là trung tâm cho mọi hoạt động của ngân hàng ".

Nếu HSC ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ mang lại cho khách hàng rất nhiều tiện ích như: thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng về dịch vụ ngân hàng , tiết kiệm thời gian giao dịch, có thể giao dịch mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi phương tiện (qua điện thoại, qua internet…), có thể giao dịch bằng nhiều loại tiền với phí giao dịch thấp, thủ tục

đơn giản. Có như vậy, ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng nguồn thu từ phí dịch vụ.

Muốn làm được như vậy, HSC cần đáp ứng được các yêu cầu như: quy trình nghiệp vụ phải theo định hướng khách hàng, được thiết kế tổng thể từ đầu, phải có sự tách rời giữa hệ thống tài khoản nội bộ và hệ thống tài khoản khách hàng , hệ thống tài khoản phải được tham số hoá hoàn toàn. Cụ thể là:

- HSC nên cấp số định danh cho khách hàng (CIF), nó có vai trò như một chứng minh thư trong toàn bộ quá trình giao dịch của khách hàng với ngân hàng. Khi ứng dụng hệ thống định danh khách hàng chuẩn sẽ tạo điều kiên cho ngân hàng mở rộng các kênh sản phẩm dịch vụ, cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong quá trình giao dịch với ngân hàng.

- HSC nên mở rộng việc ứng dụng cơ chế xử lý trực tuyến vào công tác thanh toán (đặc biệt là dịch vụ ATM). Cơ chế này cho phép ngân hàng đảm bảo được tính an toàn trong giao dịch, nâng cao chất lượng dịch vụ (giảm thời gian giao dịch). Nó còn cho phép ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ trong quan hệ về đại lý thanh toán cũng như quan hệ thu hộ - chi hộ và ngân hàng có thể triển khai những dịch vụ hiện đại mà cơ chế xử lý phi trực tuyến không thể thực hiện được.

- Đặc biệt, HSC nên nghiên cứu và áp dụng kế toán giao dịch một cửa. Hiện nay, khách hàng có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ gì thì sẽ phải tự tìm hiểu và tới phòng ban phục vụ mình (phòng kế toán , tín dụng hay phòng thanh toán quốc tế…) . Như vậy vẫn chưa được coi là hoàn toàn định hướng theo khách hàng . Nếu ngân hàng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ hình thành nên các phòng theo đối tượng khách hàng (phòng phục vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp khách hàng trong nước, khách hàng nước ngoài …). Tại đó, khách hàng sẽ được thoả mãn tất cả các nhu cầu của mình mà chỉ cần giao dịch với một nhân viên ngân hàng. Ví dụ như nghiệp vụ nộp rút tiền một cửa, thay vì phải viết giấy nộp tiền ở quầy giao dịch rồi vào nộp tiền ở phòng ngân quỹ khách hàng chỉ cần gặp một thanh toán viên (lúc này được gọi là thanh toán viên đa năng). Thanh toán viên này là sự kết

hợp giữa kế toán viên và nhân viên ngân quỹ sẽ vừa lập bút tóan vừa tiếp nhận tiền vào quỹ. Quy trình nghiệp vụ nhanh, đơn giản sẽ giúp giảm tối thiểu thời gian đi lại và giao dịch cho khách hàng.

HSC còn cần tích cực nâng cấp mạng LAN nội bộ thành mạng WAN (mạng điện rộng) có năng lực truyền dẫn và xử lý thông tin cao, sử dụng các đường truyền on-line tốc độ cao cho phép nối mạng trực tuyến giữa HSC và các chi nhánh. Khi phát triển mạng sẽ cho phép ngân hàng giảm chi phí hoạt động , chi phí đầu tư và trang thiết bị. Ngân hàng có thể giảm chi phí hoạt động bằng cách chia sẻ các thiết bị như máy in, máy quét, các thiết bị lưu trữ… Sử dụng mạng máy tính có tính mở, ngân hàng muốn nâng cấp hệ thống chỉ cần nâng cấp máy chủ và các thiết bị mạng thay vì phải nâng cấp toàn bộ sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí đầu tư và trang thiết bị.

Đi đôi với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động nghiệp vụ, thì HSC nhất thiết phải tăng cường không ngừng đào tạo và đào tạo lại, đội ngũ cán bộ để thích ứng với mt kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. HSC cần tập trung nguồn lực để đổi mới nhanh hoạt động của ngân hàng. Duy trì và phát triển nhanh nguồn nhân lực co công nghệ thông tin, đào tạo tại chỗ cán bộ kỹ sư chuyên làm công nghệ thông tin cho ngân hàng để thiết kế những sản phẩm chất lượng và an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Một lợi ích khác khi HSC đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ, đó là cơ sở để ngân hàng có thể tinh giản bộ máy nhân viên. Vì lý do các giao dịch với khách hàng được tự động hoá hoàn toàn bằng máy móc thiết bị cho nên sẽ không cần nhiều nhân viên như trước. Ngân hàng có thể tiến hành sàng lọc ra các nhân viên có đủ điều kiên đáp ứng được yêu cầu công việc để giữ lại. Còn những nhân viên không đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ… có thể điều chuyển đi làm ở những bộ phận khác phù hợp hơn. Đây là điều kiên để HSC thẩm định lại và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đồng thời tiết kiệm được chi phí cho nhân viên, ở đây không chỉ là chi

cho tiền lương mà ngân hàng còn tiết kiệm được các khoản chi cho phụ cấp, chi đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi trang phục giao dịch….

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập giải pháp nhằm tăng thu nhập tại NHKTVN (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)