Lỗi ở chi tiết

Một phần của tài liệu Chiến lược kế hoạch truyền thông PR hoàn hảo (Trang 35 - 36)

Nếu bạn đề xuất một chi phí lớn (đặc biệt là bạn đưa cả quảng cáo vào trong chương trình của bạn), hãy cố gắng chi tiết, cụ thể từng hạng mục chi phí. Bạn sẽ nhận ra rằng bản đề xuất chi phí của bạn càng chi tiết thì càng dễ được thông qua.

Nhiều trường hợp bạn phải đề xuất vài phương án tiếp cận cho kế hoạch của bạn. Ví dụ, bạn sẽ phải đưa ra cả ba phương án low, medium và high-profile trong đề xuất của mình. Nếu như vậy, hãy đảm bảo là bạn cũng phải đề xuất chi phí tương ứng cho từng phương án.

Nguồn ngân sách cho bạn đến từ đâu? Nó có phù hợp với ngân sách định trước cho truyền thông không hay nó vượt mức cần thiết? Nếu vậy thì bạn cần phải được thông qua những gì nữa để được duyệt ngân sách này?

ĐÁNH GIÁ

Đây là phần cuối cùng trong kế hoạch truyền thông của bạn. Bạn sắp có thể thở phào được rồi. Cũng như các phần khác, phần này một lần nữa lại cần tới ý kiến chủ quan của bạn. Trước khi làm phần này, bạn nhất thiết phải đọc lại các phân tích và mục tiêu của bạn (bạn biết phải đo lường cái gì).

Đánh giá là một việc hết sức khó, và trong lĩnh vực PR, nó thường bị "lờ" đi. Có rất nhiều lý do:

• Tìm một công cụ đo lường cho các hoạt động hết sức đa dạng của một chiến dịch PR thực sự là một thử thách.

• Khách hàng không thoải mái khi phải trả phí cho hoạt động đánh giá

• Thiếu các tiêu chí đánh giá chuẩn cho thành công của mạng xã hội

• Nhu cầu truyền thông liên tục, nhanh chóng đẩy chúng ta tới chỗ chưa thực hiện xong chiến

dịch này đã lo chiến dịch khác.

Một phần của tài liệu Chiến lược kế hoạch truyền thông PR hoàn hảo (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w