Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại farm s1 masan công ty TNHH MNS farm nghệ an, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 47)

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu cực kì quan trọng quyết định tới sự thành hay bại trong chăn nuôi. Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã thực hiện tốt, tuân thủ quy định mà công ty đề ra trong vệ sinh chăn nuôi.

Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng bằng thuốc sát trùng TH4 hay Virkom định kỳ. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng

Qua bảng 4.4, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được tuân thủ nghiêm ngặt, chuồng nuôi và môi trường xung quanh phải đảm bảo an toàn.

Hằng ngày tiến hành dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, quét lối đi lại giữa các chuồng. Tiến hành định kỳ phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần, trước mỗi phòng ra vào sẽ đặt 1 chậu nước sát trùng để có thể sát trùng qua ủng đi từ nơi này đến nơi khác. Quét màng nhện, rắc vôi bội ở của chuồng và hành lang trong chuồng để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tối đa vấn đề phát sinh dịch bệnh sảy ra.

Phun chế phẩm sinh học để khử mùi chuồng trại và không gây ô nhiễm các khu vực xung quanh. Do chuồng xây dựng phía trên là nuôi lợn dưới là hầm nước thải phân, để tránh tình trạng mùi bốc lên làm lợn bị bệnh nên việc phun chế phẩm rất quan trọng.

Kết quả công tác thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng đã được em hoàn thành 100% theo đúng quy định của công ty và công việc được giao.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin

Dựa theo lịch tiêm phòng, chúng em đã tiến hành tiêm phòng đẩy đủ các loại vắc xin theo quy định lịch của công ty tại tổ choai thịt A.

Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn thịt tại tổ choai thịt A được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại chuồng số 4 Tổ choai thịt A Vắc xin Auskipra Ingelvac PRRS Aftogen

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được thực hiện và tham gia trực tiếp vào công tác tiêm phòng tại Tổ choai thịt A ở chuồng số 4 với số lượng 1850 con. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% lợn đều không có biểu hiện gì bất thường cũng như phản ứng lại vắc xin.

Qua quá trình thực hiện và tham gia tiêm phòng em được nâng cao hơn về nhận thức cũng như học tập được sự hiểu biết và tầm quan trọng của vắc xin cũng như nâng cao tay nghề, sự tự tin hơn.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

Trong thời gian qua thực tập tại cở sở, tại Farm s1 em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn thịt cùng với các anh kỹ sư, công nhân lâu năm có kinh nghiệm tại Tổ choai thịt A.

Qua đó giúp em trau dồi thêm nhiều kiến thức, bổ xung kinh nghiệm nâng cao tay nghề trong việc chẩn đoán, khác phục bệnh và cách điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ có có được kĩ năng tốt cũng như phát hiện được nhanh chóng bệnh và chính xác từ đó làm giảm được tỷ lệ lợn bệnh, chết và đưa ra được phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất đạt hiệu quả cao và gia tăng tỷ lệ khỏi bệnh, giảm tỷ lệ dùng thuốc và giảm tối đa thiệt hại về kinh tế.

Kết quả chẩn đoán một số bệnh xảy ra trên đàn lợn thịt tại chuồng số 4 - tổ choai thịt A từ tháng 9/2020 đến 12/2020, được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán một số bệnh xảy ra trên đàn lợn thịt tại chuồng số 4 - Tổ choai thịt A Tên bệnh Bệnh viêm khớp Hội chứng tiêu chảy Hộ chứng hô hấp

Qua công tác thực hiện và kết quả chuẩn đoán bệnh, em có thể thấy lợn hậu bị thường mắc nhất là bệnh viêm khớp, hội chứng tiêu chảy, hội chúng hô

hấp. Việc theo dõi đàn lợn tại chuồng số 4 - Tổ choai thịt A cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh khác nhau:

Bệnh viêm khớp có 21 con mắc bệnh chiếm tỉ lệ 1,13% . Hội chứng tiêu chảy có 404 con chiếm tỉ lệ 21,83%. Hội chứng hô hấp có 438 con chiếm tỉ lệ 23,68%.

Lợn mắc bệnh viêm khớp do vi khuẩn Steptococcussuis gây ra, thường xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, bấm nanh, bấm tai. Khi mắc bệnh lợn thường bị viêm sưng khớp gối có thể bị què, còi cọc chậm lớn. Nếu nặng hơn có thể chết. Do trại thực hiện tốt công tác vệ sinh sát trùng trại nên phát hiện con có triệu trứng thấp hơn 1,13%.

Lợn con bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi sinh trùng, có thể do thức ăn bị hỏng, do ký sinh trùng hoặc do quản lý của con người không tốt. Lợn con bị tiêu chảy sẽ làm lợn gầy còm ốm yếu, giảm sức đề kháng, giảm tăng trọng. Thậm chí có thể gây chết cho lợn con.

Hôi chứng hô hấp ở lợn, nguyên nhân có thể do thời tiết lạnh, lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn con dễ mắc bệnh về đường hô hấp.

Trên việc thực hiện tiến hành chẩn đoán và điều trị, em thấy rất nhiều con không chỉ mắc từng bệnh riêng lẻ mà là kết hợp các bệnh lại với nhau dẫn đến chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn.

4.5.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập

Dựa trên cơ sở chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt tại chuồng số 4 - tổ choai thịt A từ tháng 9/2020 đến 12/2020, dưới sự chỉ đạo và cố vấn của cán bộ kỹ thuật trại, em đã cùng nhau điều trị tham gia vào trong công việc và đạt kết quả như sau.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh Viêm khớp cho đàn lợn thịt tại chuồng số 4 - Tổ choai thịt A

Tháng theo dõi 9 10 11 12 Tổng

Trong thời gian thực tập tại tổ choai thịt A, chúng em đã phát hiện 21 con bị mắc bệnh viêm khớp và tiến hành cách ly và điều trị.

Kết quả 21 lợn được điều trị bằng Pendistrep LA (Với liều 1ml/33kgTT/lần/ngày, tiêm bắp 2 ngày liên tục) thì có 17 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 80,95%.

Khi lợn được điều trị khỏi, lợn có biểu hiện khoẻ mạnh trở lại, đi lại nhanh nhẹn và ăn uống bình thường.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh Tiêu chảy cho đàn lợn thịt tại chuồng số 4 - Tổ choai thịt A

Tháng theo dõi

9 10 11

Kết quả bảng 4.8 cho thấy:

Qua theo dõi và phát hiện trong thời gian thực tập tại tổ choai thịt A, chúng em đã phát hiện 404 con bị mắc bệnh tiêu chảy và tiến hành cách ly và điều trị.

Sử dụng phác đồ Vetrimoxin LA (với liều 1ml/10kgTT/Lần/ngày, tiêm bắp) điều trị cho 404 lợn mắc bệnh thì có 396 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 98,02%.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt tại chuồng số 4 - Tổ choai thịt A

Tháng theo dõi 9 10 11 12 Tổng

Qua theo dõi và phát hiện chúng em đã phát hiện 438 con bị mắc bệnh đường hô hấp và tiến hành điều trị.

Kết quả 438 lợn được điều trị bằng Hanflor LA (liều 1ml/15kgTT/ lần/ngày), Dynamutilin: (liều 1-1,5ml/ 20kg TT/lần/ngày) thì có 430 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 98,17%.

Như vậy, sử dụng phác đồ điều trị như trên cho lợn tại trại khi mắc hội chứng hô hấp, tiêu chảy, viêm khớp trên cho tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Nên có thể đưa ra khuyến cáo trại nên sử dụng các loại kháng sinh trên để điều trị cho lợn khi mắc bệnh.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở Farm s1 Masan của Công ty TNHH MNS Nghệ An - Huyện Quỳ hợp - Xã Hạ Sơn. Từ các kết quả đã thu được, em xin rút ra một số ý kiến kết luận như sau:

Trong quá trình thực tập em được tham gia công tác tiêm phòng tại trại với số lượng 1850 (tại Chuồng số 4 - tổ choai thịt A). Sau khi sử dụng vắc xin thì 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng lại với vắc xin.

Đã được trực tiếp tham gia vào quá trình vệ sinh tại Tổ choai thịt A từ việc vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước, cho lợn ăn cũng như cách ly và điều trị cho lợn bị bệnh đạt được 100% khối lượng công việc được giao.

Được tham gia chẩn đoán và điều trị, phát hiện 21 con lợn có biểu viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị Pendistrep LA (Với liều 1ml/33kgTT/lần/ngày, tiêm bắp 2 ngày liên tục) thì có 17 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 80,95%.

Chẩn đoán, phát hiện được 404 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị bằng Vetrimoxin LA (với liều 1ml/10kgTT/lần/ngày, tiêm bắp) thì có 396 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 98,02%.

Chẩn đoán, phát hiện được 438 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng phác đồ điều trị bằng Hanflor LA (liều 1ml/15kgTT/lần/ngày), Dynamutilin: (liều 1-1,5ml/20kgTT/lần/ngày) thì có 430 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 98,17%.

5.2. Đề nghị

Qua quá trình thực tập tại cơ sở Farm s1 Masan của Công ty TNHH MNS Nghệ An - Huyện Quỳ hợp - Xã Hạ Sơn, em xin có một số đề nghị giúp trang trại nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn thịt được tốt hơn, hạn chế hơn nữa

tỷ lệ lợn hơn nữa tỷ lệ lợn nhiễm bệnh tiêu chảy, viêm khớp, viêm phổi trên lợn thịt, cụ thể như sau:

Trại cần thực hiện tốt hơn nữa vê quy trình về phòng cũng như vệ sinh xung quanh, do số lượng công nhân và lợn lớn nên cần lập ra 1 số bộ phận giám sát việc vệ sinh cũng như chấp hành quy đinh của công tý với công nhân.

Thực hiện tốt các công tác vệ sinh, sát trùng trong khu vực bộ phận mỗi nơi quản lý tránh sự lây nhiễm chéo từ chuồng, phòng này sang phòng khác hay từ khu này sang khu khác.

Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y nên tiếp tục cho các sinh viên về Công ty TNHH MNS Nghệ An vì là nơi đáng để đến học tập kinh nghiệm, trải nghiệm cuộc sống và tiếp thu nâng cao tay nghề kiến thức cho sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học kĩ thuật, tập XVI số 2, hội thú y Việt Nam. 2. Đặng Hoàng Biên (2016), Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của

lợn Lũng Pù và lợn Bản, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi. 3. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội

chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65.

4. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khíđường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri,̣Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

6. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suisPasteurella

multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 19(7), tr.71 - 76.

9. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biên pháp phòng trị. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

10. Herenda D., Chambers P.G., Ettriqui, Soneviratna, Daislva I.J.P., (1994),

bệnh viêm phổi, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển, tr. 175 - 177.

11. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.

12. Johansson, L. (1972), Phan Cư ̣Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Trọng dịch, Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống đông vật

̣

I, II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

13. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy (2016), Giáo trình ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Nhân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh Phổ

biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

15. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr.5, 64.

16. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hê ̣vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí KHKT Thú y, Tập IV (số1), Tr.15 - 22.

18. Sử An Ninh (1993), “Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông Nghiệp I (1991 - 1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.48.

19. Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và samonella, biêṇ pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiêp, ̣Tr.11 - 58.

21. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella

gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng tr”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y, tập XIV, (số 2/2006).

22. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli

Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 3: 318 - 327.

23. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn

Clostridium perfringers trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 24. Vũ Đình Tôn, Trần Thi Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Dùng

trong các trường THCN, NXBHN, tr.18 - 19 - 151 - 154.

25. Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viên Thú Y Quốc Gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Duy Hoan (2002,

phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 27. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt

Nam, Nxb Nông nghiệp.

28. Trần Văn Thăng (2020), Giáo trình chăn nuôi, Nxb Bách Khoa Hà Nội 29. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt tại farm s1 masan công ty TNHH MNS farm nghệ an, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w