Phƣơng pháp truyền thống để xây dựng giao thức liên lạc là sử dụng lớp: các giao thức riêng rẽ đƣợc xếp lên nhau, mỗi lớp chỉ sử dụng các chức năng của lớp ngay bên dƣới. Phƣơng pháp xếp lớp có hiệu quả cao khi quản lý đƣợc bộ ngăn xếp giao thức. Tuy nhiên đối với WSN lại không rõ ràng là phƣơng pháp xếp lớp có đáp ứng đƣợc yêu cầu hay không.
Ví dụ: xem xét việc sử dụng thông tin về cƣờng độ tín hiệu nhận đƣợc từ đối tác liên lạc. Thông tin lớp vật lý có thể dùng để trợ giúp các giao thức mạng để quyết định về thay đổi tuyến (tín hiệu yếu hơn nếu nút dịch chuyển ra xa và có lẽ không đƣợc sử dụng nữa trong bƣớc nhảy tiếp theo), tính toán thông tin vị trí bằng cách ƣớc lƣợng khoảng cách từ cƣờng độ tín hiệu hoặc để trợ giúp giao thức lớp liên kết trong các kênh thích nghi hoặc các sơ đồ FEC/ARQ lai. Do đó, một nguồn thông tin đơn có thể đƣợc dùng để kết hợp một cách gián tiếp ƣu điểm của các giao thức khác nhau với nguồn thông tin này.
Sự trao đổi thông tin liên lớp (cross-layer information exchange) là cách làm giảm bớt những quy định cứng nhắc của phƣơng pháp xếp lớp. Trong các mạng truyền thống, các mối quan tâm về hiệu quả, nhu cầu hỗ trợ các giao thức mạng hữu tuyến trong các hệ thống vô tuyến (ví dụ TCP trong mạng vô tuyến), nhu cầu di chuyển chức năng vào đƣờng trục mà không phụ thuộc vào các mô tả của mô hình điểm tới điểm của Internet… rất đƣợc chú ý.
Tách khỏi kiến trúc phân lớp, xu hƣớng thông dụng hiện nay là sử dụng mô hình thành phần. Các lớp đơn khối tƣơng đối lớn đƣợc chia thành những thành phần, module nhỏ, độc lập. Các thành phần này chỉ đáp ứng một chức năng xác định, ví dụ nhƣ tính toán kiểm tra tính dƣ tuần hoàn (CRC - Cyclic Redundancy Check), và tƣơng tác với nhau qua các giao
65
diện dễ hiểu. Sự khác nhau cơ bản so với kiến trúc phân lớp là các tƣơng tác này không bị hạn chế với các nút lân cận trung gian trong mối quan hệ trên/dƣới nhƣng có thể đối với bất kỳ thành phần nào khác.
Mô hình thành phần này không chỉ giải quyết một số vấn đề kiến trúc đối với các ngăn xếp giao thức mà nó còn phù hợp một cách tự nhiên với phƣơng pháp dựa trên sự kiện để lập trình các nút cảm biến vô tuyến.