Giá trị chuẩn hóa
STT Các yếu tố TP. Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé
1 Tỷ lệ hộ tham gia hội nhóm, đoàn thể 0,77 0,83 0,46
2 Mức điểm trung bình đánh giá mối quan
hệ của hộ với hàng xóm 0,80 0,85 0,76
3 Tỷ lệ hộ có mối quan hệ với hàng xóm
bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch 0,60 0,70 0,26
Giá trị của yếu tố chính 4 0,72 0,80 0,49
Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)
Có sự chênh lệch lớn trong giá trị của yếu tố chính 4. Sự biến đổi trong nguồn vốn xã hội của thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé là khác nhau. Trong đó, huyện Điện Biên có giá trị yếu tố xã hội lớn nhất. Điều này thể hiện phát triển du lịch đã ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn xã hội tại huyện Điện Biên, trong khi đó, sự ảnh hưởng này tại huyện Mường Nhé chỉ ở mức trung bình. Huyện Mường Nhé cũng có số ít hộ nhận định mối quan hệ của họ với làng xóm bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch. Thực tế, các hoạt động du lịch tại huyện Mường Nhé chưa nhiều, do đó mức độ ảnh hưởng của nó tới quan hệ cộng đồng không cao.
Yếu tố chính 5 – Nguồn vốn tài chính: Giá trị của yếu tố chính vốn tài chính được ước tính bằng cách chuẩn hóa giá trị của các yếu tố hợp thành bao gồm: Thu nhập trung bình hàng tháng, mức thu nhập đến từ du lịch, tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ, tỷ lệ hộ có tiết kiệm, có vay vốn và mức vốn vay trung bình. Giá trị của các yếu tố hợp thành và giá trị của yếu tố chính 5 được trình bày ở bảng 4.23.
Giá trị của yếu tố tài chính ở thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé khá giống nhau. Giá trị ước tính nhỏ hơn 0,5 cho thấy ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài chính của các hộ dân tại tỉnh Điện Biên không cao. Tỷ lệ hộ vay vốn tại huyện Mường Nhé cao hơn nhiều so với các địa bàn còn lại chứng tỏ nhu cầu về vốn của các hộ dân tại đây rất cao. Tuy nhiên, mức vốn vay trung bình của các hộ dân khá thấp. Điều này đặt ra cho các nhà
hoạch định chính sách cần phải có chính sách hỗ trợ người dân có thể tiếp cận tới được các nguồn vốn.