Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống đồng bào Hoa ở nước ta thời gian tớ

Một phần của tài liệu DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO HOA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 31)

1 Ngô Bích Phượng (28/04/2020) Dấu son doanh nhân gốc Hoa Truy cập từ:

2.4. Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống đồng bào Hoa ở nước ta thời gian tớ

thời gian tới

2.4.1.Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, nhiều người Hoa ở các quận thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia vào ban chấp hành các tổ chức chính trị, xã hội. Tại các cơ quan hành chính, không ít người Hoa đóng vai trò chủ chốt. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, người Hoa đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của quận. Các quận tại thành phố Hồ Chí Minh luôn tạo điều kiện khơi gợi tiềm năng trong kinh doanh của người Hoa, từ đó giúp cho doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể người Hoa yên tâm đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn tạo điều kiện cho người Hoa tiếp tục giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống như làm đầu lân, sư, rồng, may trang phục truyền thống vẫn còn tồn tại ở khu vực Chợ Lớn, giúp cho bức tranh kinh tế ngày càng trở nên phong phú.

Việc quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm là tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng hơn những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và công tác đối với người Hoa; tạo điều kiện hỗ trợ để người Hoa có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với năng lực, sở trường của mình một cách chủ động và từng bước chuyển từ lao động thủ công lạc hậu, rời rạc manh mún trở thành lao động có tay nghề và liên kết, hợp tác với nhau để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách có hiệu quả.

2.4.2.Giải pháp nâng cao đời sống

Công tác giáo dục, chăm lo đời sống người Hoa tiếp tục được đẩy mạnh. Hằng năm, những quỹ học bổng như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Thọ, Trần Bội Cơ đã giúp cho hàng trăm học sinh người Hoa còn khó khăn có điều kiện đến trường. Trong năm 2013, toàn thành phố có 20 trường tiểu học, tám trường THCS, hai trường THPT có tổ chức giảng dạy môn tiếng Hoa tăng cường với 85 giáo viên, 4.812 học sinh. Ngoài ra, còn có 49 Trung tâm Hoa văn giảng dạy tiếng Hoa tại các quận, huyện. năm 2013 và

Tiểu Luận PRO(123docz.net,0343252360)

quý I - 2014, thành phố còn có chính sách riêng để chăm lo đồng bào các dân tộc góp phần an sinh xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân: trao 3.048 suất quà với tổng trị giá 1 tỷ 217 triệu đồng, miễn học phí cho học sinh người Hoa khó khăn,...1

Có chính sách khen thưởng đối với các hộ gia đình, hộ sản xuất đã đặt thành tựu nhất định, tạo động lực để họ tiếp tục phát huy.

Cùng với các giải pháp tạo hành lang pháp lý thuận lợi để huy động mọi tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý của người Hoa, nên tổ chức nhiều câu lạc bộ doanh nghiệp, câu lạc bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo điều kiện cho người Hoa tham gia để tăng cường giao lưu, học hỏi, truyền nghề, kết nối dự án và các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ.

Tổ chức các khóa học về chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho người Hoa, cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường. Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người Hoa có kinh nghiệm và có năng lực quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn sâu để làm công tác thỉnh giảng và báo cáo thực tế tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để phát huy nhân rộng sự thành công, những ưu điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các kinh nghiệm quản lý của người Hoa.

Nhà nước, chính quyền động viên và tạo điều kiện cho tất cả người Hoa trong độ tuổi đến trường đều phải đi học, hạn chế tới mức thấp nhất việc bỏ học, chính quyền địa phương và các hội đoàn, hội quán của người Hoa nên chú trọng việc biểu dương, khen thưởng đối với những gia đình người Hoa có nhiều người đi học và học ở trình độ cao.

Tóm tắt chương 2

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào Hoa ở Việt Nam hiện nay gồm các nội dung: Đặc điểm dân tộc Việt Nam; Khái quát về đồng bào Hoa; Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào hoa ở nước ta thời gian qua; Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào Hoa ở nước ta thời gian tới.

1 Dương Minh Anh. (07/06/2014). Người Hoa trong lòng đất Việt. Truy cập từ: https://nhandan.vn/tin- tuc-su-kien/nguoi-hoa-trong-long-dat-viet-205157 tuc-su-kien/nguoi-hoa-trong-long-dat-viet-205157

Tiểu Luận PRO(123docz.net,0343252360)

Dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, phân bố từ Bắc tới Nam. Ở vùng đồng bằng, trung du, ven biển chủ yếu là dân tộc Kinh. Miền núi, vùng cao chủ yếu là các dân tộc thiểu số như Khơ Me, Êđê, Bana,… các vùng có vị trí chiến lược quan trọng đòi hỏi sự đoàn kết chặt chẽ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Tuy vậy, các dân tộc còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đây là nội dung quan trọng mà Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm thông qua chính sách dân tộc, gắn liền mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đồng bào Hoa xếp hạng thứ 4 về số dân trong các dân tộc Việt Nam, có mặt ở 63 tỉnh thành, chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Việt, ngôn ngữ Hán để giao tiếp nội bộ vẫn được gìn giữ cho các thế hệ sau. Văn hoá có nhiều điểm tương đồng, dễ dàng hoà nhập vào xã hội người Việt. Ẩm thực có sự giao lưu với bản địa Việt Nam, các phong cách nấu nướng, gia vị mang bản sắc nền ẩm thực Hoa, có nhiều món còn được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị người Việt.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào Hoa ở nước ta thời gian qua có nhiều điểm đáng lưu ý. Về những mặt đạt được, các hoạt động kinh tế như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… rất sôi nổi, họ đầu tư đổi mới công nghệ để cạnh tranh với ngành sản xuất tiêu dùng, chế biến,… góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố. Nhiều cơ sở vật chất được đồng bào Hoa chung tay đóng góp, xây dựng. Để đạt được các thành tựu như thế, cộng đồng người Hoa đã phấn đấu rất nhiều. Những năm gần đây càng xem trọng đầu tư vào giáo dục cho thế hệ trẻ tiến bộ… Tuy vậy vẫn còn những hạn chế nhất định như các doanh nghiệp của người Hoa thường có quy mô vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh chưa cao. Các nghề truyền thống bị mai một dần do áp dụng công nghệ hiện đại gặp nhiều khó khăn. Một số tiếp cận thiết bị công nghệ cao nhưng còn giới hạn ngành nghề. Việc huy động vốn mở các cơ sở kinh doanh lớn bị hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do kinh nghiệm, trình độ phát triển không đều.

Giải pháp vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào Hoa trong thời gian tới. Tiếp tục gìn giữ, phát triển tiềm năng của các ngành nghề truyền thống. Thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo

Tiểu Luận PRO(123docz.net,0343252360)

điều kiện phát huy, hợp tác giữa các đồng bào với nhau, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra, các hoạt động công tác giáo dục, chăm lo đời sống người Hoa được đẩy mạnh. Khen thưởng cho các hộ gia đình văn hoá, có thành tựu trong sản xuất tạo động lực để họ tiếp tục phát huy. Song song, huy động vốn, giao lưu kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện cho người Hoa học hỏi, kết nối với nhau. Chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cung cấp thông tin cần thiết về thị trường, bồi dưỡng cán bộ người Hoa. Nhà nước, chính quyền tạo điều kiện trong việc giáo dục tri thức, biểu dương các thành tích tiêu biểu.

Tiểu Luận PRO(123docz.net,0343252360)

III.KẾT LUẬN

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, thống nhất trong đa dạng. Dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Hoa nói riêng đều có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhận thức rõ đặc điểm đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng. Quá trình thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta những năm qua mặc dù ở trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, phức tạp, thách thức song đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, tạo ra được một nền tảng cơ bản để công tác dân tộc ngày càng được thực hiện có hiệu quả cao hơn, toàn diện hơn.

Vấn đề dân tộc luôn được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định tới thành bại của cách mạng, tới sự ổn định và phát triển của đất nước. Trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng đề ra nhiều chủ trương phù hợp với thực tiễn đất nước. Sự nghiệp đổi mới đất nước là cuộc vận động mang tính cách mạng, do đó đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu Xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Việt Nam đã và đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế. Do đó, mỗi dân tộc anh em cùng nhau cố gắng xây dựng sẽ giúp nước ta có một vị thế nhất định trên trường quốc tế. Đồng bào các dân tộc đã được tạo cơ hội bình đẳng về quyền làm chủ đất nước; bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, được thực hiện quyền tham chính thông qua thực hiện dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, qua bầu cử và ứng cử; bình đẳng về cơ hội phát triển kinh tế. Dân tộc nói chung và đồng bào Hoa nói riêng sẽ cùng nhau xây dựng Việt Nam ngày càng giàu đẹp, đưa bản sắc văn hóa đậm đà này đến các dân tộc anh em trên toàn thế giới.

Tiểu Luận PRO(123docz.net,0343252360)

Một phần của tài liệu DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO HOA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)