- Đ: Động cơ KĐB ba pharôto lồng sóc.
1. Trang bị điện cho máy cắt gọt kim loại 1 Khái niệm chung về máy cắt gọt kim loại.
1.1 Khái niệm chung về máy cắt gọt kim loại.
Máy cắt kim loại được dùng để gia công các chi tiết kim loại bằng cách cắt bớt các lớp kim loại thừa, để sau khi gia công có hình dáng gần đúng yêu cầu (gia công thô) hoặc thoả mãn hoàn toàn yêu cầu đặt hàng với độ chính xác nhất định về kích thước và độ bóng cần thiết của bề mặt gia công (gia công tinh).
Các yêu cầu chính và những đặc điểm công nghệ đặc trưng của trang bị điện và tự động hoá các máy cắt kim loại
Máy cắt kim loại theo số lượng và chủng loại chiếm vị trí hàng đầu trong tất cả các máy công nghiệp.
*Phân loại máy cắt kim loại
Máy cắt kim loại gồm nhiều chủng loại và rất đa dạng trong từng nhóm máy, nhưng có thể phân loại chúng dựa trên các đặc điểm sau:
- Tùy thuộc vào quá trình công nghệ đặc trưng bởi phương pháp gia công, dạng dao , đăc tính chuyển động v.v…, các máy cắt được chia thành các máy cơ bản: tiện, phay; bào, khoan - doa, mài và các nhóm máy khác như gia công răng, ren vít v.v…
- Theo đặc điểm của quá trình sản xuất, có thể chia thành các máy vạn năng, chuyên dùng và đặc biệt. Máy vạn năng là các máy có thể thực hiện được các phương pháp gia công khác nhau như tiện, khoan, gia công răng v.v… để gia công các chi tiết khác nhau về hình dạng và kích thước. Các máy chuyên dùng là các máy để gian công các chi tiết có cùng hình dáng nhưng có kích thước khác nhau. Máy đặc biệt là các máy chỉ thực hiện gia công các chi tiết có cùng hình dáng và kích thước.
- Theo kích thước và trọng lượng chi tiết gia công trên máy, có thể chia maý cắt kim loại thành các máy bình thường (<10.000kG), các máy cỡ lớn (<30.000kG), các máy cỡ nặng (<100.000kG) và các máy rất nặng (>100.000kG)
- Theo độ chính xác gia công, có thể chia thành máy có độ chính xác bình thường, cao và rất cao.
* Các chuyển động và các dạng gia công điển hình trên MCKL
Trên MCKL, có hai loại chuyển động chủ yếu: chuyển động cơ bản và chuyển động phụ
Chuyển động cơ bản là chuyển động tương đối của dao cắt so với phôi để đảm bảo quá trình cắt gọt. Chuyển động này chia ra: chuyển đông chính và chuyển động ăn dao
- Chuyển động chính (chuyển động làm việc) là chuyển động thực hiện quá trình cắt gọt kim loại bằng dao cắt.
- Chuyển động ăn dao là các chuyển động xê dịch của dao hoặc phôi để tạo ra một lớp phôi mới.
Chuyển động phụ là những chuyển động không liên quan trực tiếp đến quá trình cắt gọt, chúng cần thiết khi chuẩn bị gia công, nâng cao hiệu suất và chất lương gia công, hiệu chỉnh máy v.v… Ví dụ như di chuyển nhanh bàn hoặc phôi trong máy tiện, nới siết xà trên trụ trong máy khoan cần, nâng hạ xà trong dao trong máy bào giường, bơm dầu của hệ thống bôi trơn, bơm nước làm mát v.v…
Các chuyển động chính, ăn dao có thể là chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến của dao hoặc phôi.
1.2 Trang bị điện máy tiện.
* Chức năng, công dụng của máy tiện:
Máy tiện là một loại máy cắt gọt kim loại. Các chi tiết sau khi gia công trên máy tiện có hình dáng gần đúng yêu cầu (gia công thô) hoặc thoả mãn phần nào yêu cầu về độ chính xác của kích thước và độ bóng bề mặt.
Trên máy tiện có thể thực hiện nhiều nguyên công tiện: Tiện trụ ngoài, Tiện trụ trong, Tiện côn, Tiện định hình…
Ngoài ra nếu sử dụng các dụng cụ cắt khác như mũi khoan, doa… thì còn có thực hiện một số nguyên công khác như khoan, doa, tiện ren, taro ren…
* Phân loại máy tiện:
Nhóm máy tiện có thể phân loại theo những đặc điểm sau:
• Theo công dụng: Máy tiện vạn năng, Máy tiện chuyên trách, Máy tiện ren, Máy tiện mặt đầu, Máy tiện chuyên dùng: Thực hiện một nguyên công nào đó.
• Theo hình thức truyền động chính: Máy tiện đứng: Chi tiết quay theo phương thẳng đứng, Máy tiện ngang: Chi tiết quay theo phương nằm ngang.
• Theo mức độ phức tạp của hệ thống điện: Đơn giản: Dùng động cơ KĐB với 1- 2 cấp tốc độ cho truyền động chính, Trung bình: Dùng động cơ KĐB nhiều cấp tốc độ hoặc động cơ một chiều điều chỉnh mạch hở, Phức tạp: Điều chỉnh và ổn định tốc độ với chỉ tiêu chất lượng cao.
* Các chuyển động trên máy tiện và yêu cầu TBĐ cho các hệ truyền động.
Các chuyển động trên máy tiện gồm hai nhóm cơ bản: - Chuyển động cơ bản:
• Chuyển động chính: là chuyển động quay tròn của chính
• Chuyển động ăn dao: Là chuyển động tịnh tiến của bàn dao có gá dao
--Chuyển động phụ: Bao gồm các chuyển động: bơm dầu bôi trơn, bơm nước làm mát, di chuyển nhanh bàn dao, chuyển động nâng, hạ, kẹp xà…
Mạch điện máy tiện T616
*Giới thiệu sơ đồ.
Trên máy trang bị 3 động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc
- ĐC: Động cơ truyền động chính công suất 4,5KW,tốc độ 1450v/p
- ĐD: Động cơ bơm dầu,công suất 0,1KW,tốc độ 2850v/p
- ĐN: Động cơ bơm nước làm mát,công suất 0,125KW,tốc độ 2850v/p
- KC: Là công tắc gat nhiều tiếp điểm đóng mở ở vị trí khác nhau. Có hai vị trí làm việc. Tay gạt của nó được đặt trên thân máy.
Các rơ le công tắc
- PH: Rơ le điện áp bảo vệ không hoặc cực tiểu
- KD: Công tắc tơ khống chế động cơ bơm dầu.
-Chiếu sáng cục bộ cho máy nhờ BA và bóng đèn 36 V thông qua khóa K
* Nguyên lý hoạt động
Khống chế sự làm việc của máy bằng KC đặt tại ụ đứng. Đóng áp tô mát đầu vào CB, khi tay gạt ở vị trí giữa (ứng với vị trí 0 trong sơ đồ).Máy chưa làm việc, nếu điện áp đủ rơle điện áp PH tác động đóng tiếp điểm PH ở mạch điều khiển để tự duy trì cho mạch. Đồng thời chuẩn bị cho KD và KT hoặc KN làm việc
Khi đưa tay gạt KC về vị trí trên hoặc bên phải (ứng với vị trí số 1 trên sơ đồ) tiếp điểm KC(1- 2)và KC(1-7)kín công tắc tơ KD và KT có điện tác động. Động cơ truyền động chính và động cơ bơm dầu làm việc.
Khi đưa tay gạt KC về vị trí dưới hoặc bên trái (ứng với vị trí số 2 trên sơ đồ) thì tiếp điểm KC(1- 5) và KC(1-7)kín.Công tắc tơ KT mất điện, công tắc tơ KD và KN có điện tác động đóng động cơ bơm dầu làm việc và động cơ truyền động chính quay theo chiều ngược lại.
Đóng mở động cơ bơm nước bằng cầu dao CD. Nó cũng chỉ làm việc khi động cơ bơm dầu ĐD đã làm việc.
Chiếu sáng cục bộ trên máy bằng đèn Đ 36v lấy điện qua máy biến áp BA nhờ khóa K
Khi muốn dừng máy ta đưa tay gạt về vị trí giữa (0). KD,KT(hoặc KN) mất điện, các động cơ được cắt ra khỏi lưới và dừng tự do.
CC3CC1 CC2 CC1 CC2 CD KC KC 2 0 1 2 0 1 KT KN Đ KD KD KN KT PH PH K ĐN CB KN KD KT ĐC ĐD
1.3.Trang bị điện máy phay.
Máy phay dùng để gia công mặt phẳng, phay mặt trong và mặt ngoài, mặt pơrôphin ( thí dụ mặt cam hay cam thùng ) và các mặt phức tạp ( như các mặt khác nhau của chày, cối dập, khuôn ép v.v…);cắt ren vít trong và ngoài, cắt bánh xe khía và dao cắt nhiều lưỡi có răng thẳng và xoáy; phay mặt tròn xoay định hình, phay cắt rãnh thẳng và rãnh xoắn.
Căn cứ theo khả năng thực hiện nhiệm vụ khác nhau, máy phay được chia ra làm 2 nhóm chính: 1. Máy phay vạn năng
2. Máy phay chuyên môn hoá
Trong phay van năng có kiểu máy phay nằm, phay đứng, máy phay giường v v…
Các kiểu máy phay chuyên môn hoá dùng trong sản xuất khối lớn. Những máy này dùng để hoàn thành những công việc nhất định, trên một số vật phẩm tương đối hẹp. Những máy phay chuyên môn hoá sau đây được dùng nhiều nhất:máy phay rãnh then, máy phay ren vít, máy phay then,máy phay chép hình, máy phay tiện.
Máy phay làm việc được tốt về phần cơ, thì không thể nào thiếu được được phần điện, mà phần điện có tính chất quyết định sự vận hành của máy phay và điện cũng đảm bảo an toàn cho phần vận hành của máy dưới đây sẽ giới thiệu một số sơ đồ nguyên lý về điện của một số kiểu máy phay thường gặp.
Mạch điện trong máy phay của Liên Xô kiểu 6H82, 6H83 và của Việt Nam kiểu P12A, P623, P82. Mạch điện máy phay 6H82
* Giới thiệu thiết bị của máy: trên máy có ba động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lông sóc điện áp 220/380V.
Động cơ ĐC quay dao phay, công suất 7KW, tốc độ 1440vg/ph. Động cơ ĐB truyền động bàn, công suất 1,7KW, tốt độ 1420vg/ph.
Động cơ ĐN bơm chất lỏng làm lạnh, công suất 0,125KW, tốt độ 2800 vg/ph. Mạch khống chế 127V, mạch điện chiếu sáng 36V.
*Nguyên lý làm việc: