Kinh nghiệm phát triển văn hóa tổ chức tại một số đơn vị hiện nay

Một phần của tài liệu NguyenKimNgan3B (Trang 42 - 43)

1.9.1 Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang

· Văn hóa giai thoại

Văn hóa giai thoại tốt thường dễ đi vào lòng người, ăn sâu bám rễ nếu nó được phát huy tốt. Khởi đầu doanh nghiệp cho đến hiện tại, nhiều giai thoại được truyền tụng, trở thành những kỷ niệm đẹp của người trong cuộc cũng như những bài học nhẹ nhàng thấm thía đối với các thế hệ đi sau. Chính vì vậy, các giai thoại, nếu không được lưu giữ, phát triển, rất có thể sẽ mai một, đi theo chính sự luân chuyển cán bộ của tổ chức. Cần có một bộ phận “chép sử”, ghi chép, lưu giữ lại toàn bộ những chặng đường, những cột mốc, mô hình tổ chức từng giai đoạn, những cá nhân xuất sắc, những giai thoại đã tồn tại theo lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức. Các hoạt động tập thể hàng năm lồng ghép và coi giai thoại như những câu chuyện truyền thống “ôn nghèo, kể khổ”, để mọi người nhớ đến một thời gian khó, nhớ đến những tấm gương sáng, những cách làm hay, có tác dụng giáo dục không kém những bài giảng thường ngày.

· Giao lưu kinh tế gắn với giao lưu văn hóa:

Trong giao đoạn hội nhập, việc kết hợp và giao lưu văn hóa lại với nhau cùng phát triển là điều tất yếu. Giao lưu văn hóa không làm mất đi bản sắc mà thông qua giao lưu, sẽ đem lại nhiều lợi thế về vị thế, sản xuất, kinh doanh của tổ chức với điều kiện phải có sự chọn lọc và kế thừa trên nền tảng giá trị văn hóa cốt lõi của tổ chức. Tổ chức chủ động trong các hoạt động giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá với chính các đối tác, khách hàng của mình. Đặc biệt các đối tác nước ngoài, việc tổ chức giao lưu văn hoá cũng là sự mạnh dạn xoá đi những khoảng cách về màu da, sắc tộc, khoảng cách địa lý; tìm hiểu, tiếp thu những nét đẹp trong văn hoá tổ chức của từng đối tác, từng địa phương, vùng miền, quốc gia, là cơ hội để phát triển những giá trị văn hoá

mới của mình. Đơn giản nhất là những hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Có thể tổ chức một giải bóng đá, mời tất cả các nhà cung cấp (cả trong nước lẫn các đối tác nước ngoài) tham gia, tạo ra những sân chơi sôi nổi, hoạt động ý nghĩa, gắn bó, sự thấu hiểu giữa tổ chức và các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp.

· Tổ chức luân chuyển nhân viên giữa các vùng miền

Chính sách luân chuyển cán bộ quản lý những năm qua đã được triển khai mạnh mẽ, tạo nên những dấu ấn rõ nét trong đào tạo, luân chuyển sử dụng nhân lực. Tổ chức đang thực hiện chủ trương địa phương hoá. Việc địa phương hoá, bên cạnh điểm mạnh là hiểu rõ văn hoá tiêu dùng địa phương, các mối quan hệ gần gũi, sâu rộng. Thông thường một người, dù giỏi nhưng làm một việc lặp đi lặp lại trong thời gian dài, sẽ trở thành nhàm chán, mất đi tính sáng tạo.

Một phần của tài liệu NguyenKimNgan3B (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w