Tác động của phát triển Nông nghiệp đối với đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân dân theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 27 - 35)

Xuất phát từ một nước lấy phát triển kinh tế Nông nghiệp là chủ đạo, Việt Nam đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đời sống, xã hội ngày càng có những thành quả vượt bấc. Từ một nước nghèo, chậm phát triển với tỷ lệ đói nghèo ở m~c cao, do Việt Nam nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và 80% người nghèo lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập không ổn định.

Tuy rằn m~c sống của nhân dân, cũng như tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương giảm, nhưng nếu so sánh với các khu vực khác, tỷ lệ hộ nghèo của Đông Bắc và Tây Bắc vẫn là cao nhất, kể cả với khu vực khó khăn khác. Tỷ lệ hộ nghèo của khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, năm 1999 là 40,63%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo ở các khu vực khó khăn khác như Bắc Trung Bộ là 40,34% và Tây Nguyên là 40.7% (Bảng)

Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo năm 1999 phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng. Đơn vị: % Chung Chia ra Đồng bằng sông Hồng Thành thị Nông thôn Nghèo chung (*) 21.58 15.15 23.98

Nghèo lương thực, thực phẩm 7.55 3.94 8.65 Đồng Bắc và Tây Bắc Nghèo chung (*) 40.63 25.50 44.61 Nghèo lương thực, thực phẩm 17.07 5.51 19.77 Bắc Trung Bộ Nghèo chung (*) 40.34 29.41 42.63 Nghèo lương thực, thực phẩm 19.29 8.82 21.48

Duyên hải Nam Trung Bộ Nghèo chung (*) 28.80 23.57 30.92 Nghèo lương thực, thực phẩm 14.02 7.14 16.43 Tây Nguyên Nghèo chung (*) 40.07 29.33 44.67 Nghèo lương thực, thực phẩm 21.27 7.78 26.57 Đông Nam Bộ Nghèo chung (*) 20.12 14.76 23.79 Nghèo lương thực, thực phẩm 5.17 3.81 7.73 Đồng bằng sông Cửu Long Nghèo chung (*) 23.71 15.76 23.64 Nghèo lương thực, thực phẩm 10.22 5.42 11.74

(*): Bao gồm nghèo lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm. Nguồn: Tổng cục Thống kê,2000

Đặc biệt, một số tỉnh ở miền núi phía Bắc có nhiều xã với tỷ lệ hộ nghèo cao trên 40%, nhất là tỉnh Hà Giang với 53 xã (Bảng 2.2). Điều này cho thấy m~c độ đói nghèo là hết s~c trầm trọng, và do đó thực hiện xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc là quá trình lâu dài, đ~ng trước rất nhiều khó khăn, thách th~c, nhất là m~c độ đói nghèo của những đối tượng đói nghèo còn lại trầm trọng hơn.

Bảng 2.2: Số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đơn vị: xã

Tỉnh Số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% Bắc Giang 26 Hà Giang 53 Hòa Bình 2 Sơn La 25

Nguồn: Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội, 2004

Nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, ngành nông nghiệp của Hà Giang đang từng bước tạo ra những đột phá nhằm phát triển ổn định và bền vững dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Phát triển chăn nuôi bò hàng hóa là một trong những thế mạnh của 4 huyện cao nguyên đá (ảnh: Một góc phiên chợ bò huyện Mèo Vạc, Hà Giang)

Hiện nay, ngành nông nghiệp của Hà Giang đang triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020 và Chương trình Phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói, giảm nghèo tại 6 huyện 30a. Bên cạnh đó, để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn mang tính thương hiệu của địa phương, ngành nông nghiệp của tỉnh đã triển khai khai thác các tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh nhằm chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chủ lực góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất theo hướng hàng hóa.

Trong những năm qua, các huyện, thành phố của Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển và mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực theo tiêu chuẩn VietGAP; mở rộng qui mô chăn nuôi gia súc theo hướng an toàn. Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2019, toàn tỉnh Hà Giang đã có trên 3.527 ha cam Sành, 7.153 ha chè và hàng nghìn ha rau các loại được cấp ch~ng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; 1.920 ha chè được cấp ch~ng nhận chè hữu cơ; trồng mới gần 900 ha cây dược liệu và phát triển trên 28.400 đàn ong. Nhiều mô hình phát triển trong nông nghiệp đã có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với người nông dân; điển hình như mô hình dồn điền, đổi thửa tại huyện Bắc Quang, Quang Bình; mô hình liên kết trồng mía tại huyện Vị Xuyên; sản xuất mạ khay kết hợp với máy cấy tại huyện Quang Bình; mô hình liên kết trồng d~a tại huyện Vị Xuyên, Bắc Quang…

Bên cạnh đó, nhằm khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khich người dân, các HTX, các doanh nghiệp mở rộng phát triển chăn nuôi bò hàng hóa và nuôi ong mật Bạc hà tại 4 huyện Cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ; hỗ trợ và khuyến khích người dân tại 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần tận dụng lợi thế để mở rộng phát triển đàn trâu và đàn dê theo hướng hàng hóa…; điển hình là Nghị quyết số 209/2015NQ - HĐND, ngày 10.12.2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Hà Giang sẽ tập trung phát triển những cây trồng và vật nuôi thế mạnh của địa phương như cam, chè, cây dược liệu và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò và đàn ong theo hướng hàng hóa.

Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Giang cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phục hồi, cải tạo và mở rộng qui mô sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mang tính đặc sản của địa phương như gà xương đen của đồng bào dân tộc Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn, ngô nếp núi đá huyện Yên Minh, gạo Khẩu Mang huyện Đồng Văn, gạo Già Dui huyện Xín Mần, hồng không hạt huyện Quản Bạ… Ngoài khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hà Giang cũng đã đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất, gieo trồng đến các khâu thu hoạch và chế biến. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù của địa phương như Mật ong Bạc hà, Cam sành, chè Shan tuyết; đẩy mạnh xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh; tiếp tục chuyển đổi mô hình các HTX theo Luật HTX năm 2012; duy trì hoạt động của trên 1.250 Tổ Hợp tác để tổ ch~c lại sản xuất cho người

nông dân. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Giang cũng đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư và liên kết mở rộng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương…

Thành phố Hà Giang tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

BHG - Mặc dù nông nghiệp (NN) không phải là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hà Giang nhưng được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm; thông qua chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu (TCC) ngành NN. Từ đó, tạo đà cho kinh tế NN phát triển bền vững, nhất là tại 3 xã ngoại thành, gồm: Phương Độ, Phương Thiện và Ngọc Đường.

Chủ trương TCC ngành NN của thành phố được thực hiện nhằm cụ thể hóa nội dung Đề án TCC ngành NN của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020. Để chủ trương trên đi vào cuộc sống, UBND thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án TCC ngành NN; hướng dẫn các xã ngoại thành thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã để tổ ch~c thực hiện. Đồng thời, xác định nhiều nội dung quan trọng trong TCC ngành NN, như: Phát triển chăn nuôi đại gia súc; đột phá về ~ng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản; phát triển các sản phẩm NN, sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch; tạo vành đai thực phẩm an toàn, chất lượng; xây dựng xã Ngọc Đường trở thành điển hình và kiểu mẫu về phát triển kinh tế NN...

Sản xuất rau, quả hữu cơ tại Công ty TNHH ALANDA giúp nhiều nông dân xã Phương Thiện có thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, bằng tinh thần quyết liệt thực hiện TCC ngành NN của cả hệ thống chính trị thành phố, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã kết tinh nhiều kết quả nổi bật. Từ chính sách thu hút đầu tư của thành phố, Công ty TNHH ALANDA (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực NN. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn thành phố, đây là điển hình về ~ng dụng khoa học, công nghệ mới thông qua sản xuất rau hữu cơ với quy mô 4,2 ha, tại thôn Tiến Thắng (xã Phương Thiện). Năm 2018, doanh nghiệp còn liên kết với 20 hộ dân của thôn Lâm Đồng và Tiến Thắng (xã Phương Thiện) trồng 0,7 ha măng Tây theo phương th~c doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Chị Nguyễn Thị Hoa (thôn Tiến Thắng), người trực tiếp lao động tại Công ty, chia s|: Hiện nay, doanh nghiệp không những tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng, mà còn giúp chúng tôi tiếp cận phương th~c sản xuất rau, quả (dưa Lưới, dưa Kim hoàng hậu, măng Tây...) hoàn toàn mới so với cách làm truyền thống. Đó là việc sản xuất rau, quả trong nhà lưới, nhà màng, có hệ thống tưới, phun tự động kết hợp tưới nhỏ giọt; ~ng dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Cùng với Công ty TNHH ALANDA, thành phố đã thu hút thêm 4 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào lĩnh vực NN với tổng số vốn 17,7 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung (công suất 400 con/ngày); trồng trọt, kinh doanh dịch vụ vật tư NN; chế biến, xuất khẩu sản phẩm chè với các thương hiệu, như: Trà Shan tuyết Thành Sơn, trà Shan tuyết Tây Côn Lĩnh và một số sản phẩm từ bột trà, tinh chất trà, cao trà… Song song với thu hút đầu tư, thành phố chú trọng tổ ch~c lại sản xuất cho nông dân theo hướng kinh tế tập thể. Đến nay, thành phố đã có 30 hợp tác xã (HTX) sản xuất NN với tổng góp vốn của các thành viên gần 15,8 tỷ đồng; tạo thu nhập bình quân từ 2,5 – 3,5 triệu đồng/thành viên/tháng. Nhiều HTX trở thành điển hình trong sản xuất, kinh doanh hiệu quả, như: HTX Sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp thôn Khuổi My (xã Phương Độ), HTX sản xuất và phân phối Bánh chưng Gù Hà Giang (xã Ngọc Đường)…

Một kết quả nổi bật trong TCC ngành NN chính là Dự án Vành đai thực phẩm an toàn, chất lượng của thành phố từng bước được nâng cao với những sản phẩm có thế mạnh và chuyên sâu. Từ đó, không chỉ tạo vùng sản xuất hàng hóa an toàn, chất lượng mà còn cung ~ng cho thị trường những sản phẩm NN tốt, như lợn, gia cầm, rau xanh. Tại 8/8 xã, phường đã hình thành vùng rau chuyên canh an toàn với quy mô lên đến 115 ha, tạo sản lượng 25 – 30 tấn/ha/năm và giá trị thu nhập đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm. Cùng với đó, 8 trang trại, 72 gia trại lợn, gia cầm doanh thu hàng trăm đến hàng tỷ đồng cho các hộ chăn nuôi. Đi liền với đó, nhiều khâu trong trồng trọt, chăn nuôi được ~ng dụng cơ giới hóa để nâng cao hiệu quả kinh tế. Minh ch~ng cho thấy, toàn thành phố hiện có 610 máy làm đất; 1.935 máy NN phục vụ khâu gieo trồng, chăm sóc; 1,387 máy đáp ~ng khâu thu hoạch; đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu làm đất, tưới nhỏ giọt, cắt, gặt, vận chuyển đạt từ 14,6 – 82%. Ngoài ra, thành phố đã có 365 máy nông nghiệp chế biến th~c ăn thô; 6 chuồng trại đầu tư hệ thống máng ăn; 190 hệ thống kỹ thuật xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Không dừng ở kết quả trên, thành phố còn xây dựng 3 thôn điển hình về phát triển kinh tế, gồm: Tân Tiến (xã Phương Độ), Tiến Thắng (xã Phương Thiện), Tà Vải (xã Ngọc Đường) với các điển hình trong sản xuất NN, như: Liên kết với doanh nghiệp sản xuất rau công nghệ mới, trồng măng Tây; duy trì, phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy cầm theo quy mô gia trại, trang trại; sản xuất rau VietGAP với doanh thu hàng tỷ đồng/thôn/năm. Mặt khác, từ chủ trương xây dựng Ngọc Đường trở thành điển hình phát triển kinh tế đã tạo nhiều kết quả ấn tượng. Năm 2018, giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác hàng năm của xã đạt 150 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 29,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,82%...

Từ quyết tâm TCC kinh tế của cả hệ thống chính trị thành phố còn kết tinh nhiều thành tựu quan trọng: Cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,68%; tỷ trọng chăn nuôi trong NN chiếm 52,5%; giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đạt

90,35 triệu đồng. Trên cơ sở đó, tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị, sự đóng góp của ngành NN trong phát triển KT-XH của thành phố; tăng thu nhập cho nông dân và giảm nghèo bền vững thông qua khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển NN bền vững…

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân dân theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)