Chữ Nôm và văn Nôm trước Trần Nhân Tông

Một phần của tài liệu thơ trần nhân tông với những nét riêng (Trang 146 - 147)

6. Cấu trúc đề tài

4.1. Chữ Nôm và văn Nôm trước Trần Nhân Tông

Tính từ “Nôm” cũng như tính từ “nồm” (gió nồm) có gốc gác ở danh từ “nam”, và chữ “Nôm” có nghĩa là nước Nam. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng về khoảng thời gian chữ Nôm xuất hiện. Sự hình thành của một thứ văn tự thường đòi hỏi một thời gian khá dài, nhất là đối với chữ Nôm, loại chữ hình thành đó có tính chất tự phát. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữ Nôm đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc. Nguyễn Văn San trong cuốn Đại Nam quốc ngữ lại đã đưa ra ý kiến cho rằng chữ Nôm có từ thời Sỹ Nhiếp, xuất phát từ chính thực tế là không phải bao giờ cũng có thể dịch từ chữ Hán sang tiếng nước ta hoặc ngược lại. Cho nên gặp những chữ không thể dịch ra chữ Hán được thì chính quyền cai trị phải giải quyết bằng biện pháp dùng chữ Hán để phiên âm những âm tiếng Việt này. Và từ những chữ Hán dùng để phiên âm tiếng Việt ấy đã dần dần hình thành hệ thống văn tự Nôm. Quan điểm này được khá nhiều người nhắc đến và công nhận. Tuy nhiên, có thể đoán chắc rằng trong thời Bắc thuộc, chữ Nôm chưa thể là một thứ văn tự có hệ thống tương đối hoàn chỉnh để có thể ghi âm ngôn ngữ dân tộc. Hệ thống chữ Nôm, văn tự Nôm chỉ được xây dựng dần trong quá trình phát triển của nước Đại Việt.

Việc hình thành hệ thống chữ Nôm như một thứ văn tự độc lập chỉ có thể là hiện thực của thời kỳ nước Đại Việt độc lập. Kể từ thế kỷ X, sau khi giành được độc lập thì giai cấp phong kiến vẫn coi chữ Hán như một thứ văn tự chính thức của Nhà nước và chữ Nôm vẫn đôi khi được sử dụng trong công văn để bổ sung cho chữ Hán khi cần thiết.

Từ thế kỷ X trở đi, để xây dựng nhà nước của mình, các triều đình phong kiến phải tổ chức quân đội cũng như công việc hành chính, từ đó phát sinh nhu cầu làm sổ bạ về cương giới, đơn vị cai trị, ruộng đất, dân số, số tài sản cống nạp… Vì vậy, dựa vào cơ sở có sẵn, tầng lớp trí thức đã bổ sung chỉnh lý dần dần, làm cho chữ Nôm phù hợp với thực tế dân tộc và trở thành một hệ thống văn tự hẳn hoi. Đến khoảng thế kỷ XII và thế kỷ XIII, chữ Nôm đã đầy đủ khả năng để ghi âm ngôn ngữ dân tộc cho nên phong trào thơ Nôm khi đó mới có điều kiện phát triển. Ta có thể suy luận điều này dựa trên một sự cố giữa hàn lâm phụng chỉ Đinh CủngViên và hành khiển Lê Tòng Giáo năm 1288, theo đó có lệ cũ là phải viết và đọc chiếu chỉ của vua bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Hán. Như thế, đến giữa thế kỷ XIII, tiếng Việt như một văn tự đã thực hiện mọi chức năng của nó. Tuy nhiên, do trải qua thời gian dài, nhiều biến cố lịch sử, thiên nhiên, hàng loạt các tác phẩm viết bằng chữ Nôm, từ những bản kinh đầu tiên như Lục độ tập kinh và các bản chiếu chỉ của nhà vua cho đến các tác phẩm văn học như Tiều ẩn quốc ngữ thi tập của Chu Văn An đều đã bị tán thất.

Còn về văn học Nôm thì có một điều chắc chắn là văn học chữ Nôm chỉ xuất hiện khi hệ thống chữ Nôm đã tương đối hoàn chỉnh. Cho đến nay, vẫn chưa có chứng cứ để khẳng định rằng văn học chữ Nôm đã hình thành trước đời Trần, ngay cả tư liệu văn học chữ Nôm đời Trần còn lại hiện nay cũng rất ít. Tuy nhiên, chỉ với số tài liệu ấy cũng có thể khẳng định rằng vào đời Trần, đã hình thành văn học chữ Nôm trong dòng văn học viết nước Đại Việt.

Một phần của tài liệu thơ trần nhân tông với những nét riêng (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w