TỈ LỆ PHẦN TRĂMKết quả khảo sát

Một phần của tài liệu CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG (KHẢO SÁT QUA TIỂU THUYẾT “QUÊ NGƯỜI” CỦA TÔ HOÀI) (Trang 26 - 30)

1 Tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tơ Hồi, Sachhay24.com, nguồn:

TỈ LỆ PHẦN TRĂMKết quả khảo sát

Kết quả khảo sát

Thành ngữ so sánh 8 6.02 % Thành ngữ ẩn dụ miêu tả 125 93.98 % TỔNG 133 100% 3.2.2.2. Phân tích các thành ngữ trong “Quê người” theo cách phân loại của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến:

Tơ Hồi đã cố gắng khai thác mọi khả năng biểu đạt có giá trị biểu cảm và gợi cảm cao để nói về thân phận của những kiếp người nghèo khổ, Tơ Hồi sử dụng thành ngữ là một trong những phương tiện thể hiện bức tranh hiện thực muôn màu muôn vẻ của cuộc sống sinh hoạt đời thường, tạo ngữ cảnh cho câu chuyện kể, và tham gia khắc họa tính cách nhân vật. 3.2.2.2.1. T hà nh ng ữ so sá nh : Hệ thống thành ngữ được sử dụng của Tơ Hồi miêu tả sinh động những hủ tục lạc hậu ở làng quê. Lời ăn tiếng nói trong vùng đất Nghĩa Đô được nhà văn vận dụng thật khéo

léo. Từ tục ma chay, cưới xin, đến tục chửi bới, trộm cắp,…Tất thảy đều được tác giả thể hiện một cách ấn tượng nhờ sự sử dụng thành ngữ. Trong tiểu thuyết “Quê người” đây là cảnh ăn uống trong đám cưới anh Hời – con trai bà Vạng: “Ngoài hiên suốt dọc, các bác đến giúp lúc nãy bây giờ ăn đỡ. Ngoài sân một dây dài những đàn bà và trẻ bé. Có mụ ngồi xềm xệp, đứa con ngủ lắc lư trong lòng, mà cũng và lấy và để. Đàn bà, trẻ con cả xóm kéo đến,

ăn như trống đánh. Ăn xong chúng ra vườn tước lá chuối. Ở mâm cịn lại gì, chúng chia

nhau, bọc lại, lấy phần đem về”.

Thành ngữ so sánh ăn như trống đánh được đưa vào đúng ngữ cảnh đã khiến cho bức tranh miêu tả trở nên thật sinh động, khó có thể dùng từ ngữ nào để có thể miêu tả và đem lại hiệu quả thể hiện cao đến thế. Hiệu quả ấy được tạo bởi hình ảnh, âm thanh cụ thể, hết sức đời thường.

3.2.2.3. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: Một trong những hủ tục ở làng quê, ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa, đạo đức và tình cảm là thói tục chửi bới nhau và nạn ăn cắp vặt. Để thể hiện hủ tục này, Tơ Hồi đã vận dụng khá linh hoạt nhiều thành ngữ. Đó là cảnh bà Ba chửi bới đứa bôi xấu đứa cháu gái, bà thủ Dân chửi bới đứa ăn khơng nói có, chị Bướm móc nhiếc chị dâu, anh Thoại đánh trộm chó trong đêm ba mươi tết, những đứa trẻ nhà ông cả Phao ăn trộm gạo nhà thím Hai Thoại: “Chúng nằm khan ở nhà đói nheo đói nhóc. Vợ chồng ơng cả Phao thì chính kiếm vào miệng họ ăn cũng chả đủ, nên chỉ có thể cho hai đứa con thất nghiệp kia ăn bữa thất bữa thường. Túng thì ăn vụng, đói thì làm càn, hai đứa trẻ táy máy rình biết của thím Hai Thoại

có nhiều gạo để trong buồng, nên thậm thọt vào xúc trộm, có mỗi thúng gạo mà khuyết đi mấy dấu, alfm gì mà chẳng dễ biết” dẫn đến tình cảnh những cuộc xơ xát kéo dài mấy ngày liền giữa vợ chồng ông cả Phao và vợ chồng anh Hai Thoại. Kết cục là vợ chồng người anh triệt người em bằng cách bán nhà ngang và đuổi Thoại ra đường. Thoại nghĩ rằng: “anh em ruột thịt mà ăn ở với nhau như thế thì thực là cạn tàu ráo máng”, anh bèn thuê miếng đất bỏ hoang ngoài ruộng dựng lều ở tạm.

Một tục lệ khá đặc biệt ở làng Nghĩa Đơ là trai gái nên dun phải có người mối lái. Cơng việc ấy được gói gọn trong thành ngữ nối đuôi thằn lằn. Võ Xuân Quế trong bài

“Ngôn ngữ một vùng q trong các tác phẩm đầu tay của Tơ Hồi”, tạp chí văn học số 5 – 1990, nhấn mạnh: “Nối đuôi thằn lằn là tổ hợp từ xuất phát từ một hình ảnh hơi tục tĩu trong thực tế”. Trong lời nói thơng tục, người dân Nghĩa Đơ đã dùng nối đuôi thằn lằn để chỉ việc mối lái cho các đơi trai gái. Tơ Hồi đã đưa thành ngữ này vào một ngữ cảnh rất thích hợp:

“Rượu đã ngà ngà, ông Ba Cấn khơi mào: - Cái Ngây năm nay nhớn rồi.

- Cịn gì nữa. Hai mươi đấy. Ơng xem có đám nào, tơi tống khứ. - Được rồi. Tơi đang định nối đi thằn lằn đây.

Rồi ơng nói chuyện về ông Nhượng, về bà Vạng, về Hời”.

Thành ngữ nối đi thằn lằn được dùng trong lời nói của ơng Ba Cấn: rất khéo léo “khơi mào”, khi rượu đã ngà ngà say, ông hỏi tuổi Ngây, đánh đúng vào nỗi lo của ông Nhiêu Thục khi đứa con gái đang bị mang tiếng vì tờ cáo bạch. Câu chuyện cứ thế diễn ra theo chiều hướng tự nhiên, đúng mục đích và ý đồ của người nói.

Mỗi thành ngữ trên trang văn của Tơ Hồi đều có một giá trị riêng. Mọi ngõ ngách nông sâu trong cuộc sống sinh hoạt đời thường đều có sự tham gia diễn tả của thành ngữ. Vì thế thành ngữ ở Tơ Hồi khơng những góp phần thể hiện cuộc sống mn màu mn vẻ, mà cịn tham gia tích cực vào q trình bộc lộ tính cách nhân vật.

Cô Ngây trong “Quê người” vừa chịu thương chịu khó, sống có trách nhiệm với mọi người, nhưng cũng vừa có thói sĩ diện thường tình, có tính e thẹn, rụt rè như mọi cô gái mới lớn khác, vì vậy mà đơi khi cơ cũng tỏ ra bướng bỉnh đáng yêu:

“Bà lại hỏi: - Mang gậy đi chưa.

Ngây cười khúc khích: con gái đi xem hội ai lại cầm gậy bao giờ. Người ta cười. Bà lão lẩm bẩm:

- Cha con đẻ mày, giữ giá giữ nộm vừa vừa chứ! Bà vừa nói thế vừa cười.”

Theo tác giả, thành ngữ giữ giá giữ nộm được người dân Nghĩa Đô dùng để chỉ những người hay giữ cái “mẽ” của mình trong khi cái “mẽ” ấy lại khơng đáng kể, không cần thiết phải giữ. Lời nói của bà Ba với thành ngữ giữ giá giữ nộm kèm lời mắng yêu cô cháu gái đã thể hiện tình cảm và sự quan tâm chu đáo của bà, đồng thời còn giúp khắc họa tính cách e thẹn , hay xấu hổ và cũng thích làm mẽ của cô Ngây.

Rõ ràng với Tơ Hồi việc sử dụng thành ngữ hết sức linh hoạt và khéo léo. Nó tạo màu sắc bình dị, gần gũi, trên từng trang sách của ơng. Trong tác phẩm có nhiều thành ngữ trong tiếng phổ thông nhưng cũng nhiều thành ngữ chỉ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày ở một vùng địa phương nhỏ là Nghĩa Đô – quê hương tác giả. Hệ thống thành ngữ vừa góp phần thể hiện mơi trường lao động, mơi trường sống, phẩm chất, tính cách của nhân vật, vừa tạo sắc thái giọng điệu trong văn chương Tơ Hồi. Chính hệ thống thành ngữ này đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tơ Hồi.

KẾT LUẬN:

Thành ngữ được ví như là cuốn “bách khoa thư”, là tấm gương phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của một xã hội. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về các tiêu chí phân loại thành ngữ tiếng Việt là rất cần thiết để từ đó có cái nhìn phổ qt hơn về thành ngữ. Trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ, chúng ta thường sử dụng thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc đối với người nghe, người đọc. Một cách khái quát, tiểu luận đã nêu ra được các tiêu chí phân loại thành ngữ qua các quan điểm của các nhà Việt ngữ học. Bên cạnh đó, tiểu luận cũng rình bày vấn đề dạy học thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường từ đó thấy được thực trạng của việc dạy học thành ngữ nói riêng và bộ mơn Ngữ văn nói chung, từ đây rút ra được những giải pháp để giúp dạy học thành ngữ cho các học sinh một cách hiệu quả hơn.

Khảo sát Tơ Hồi với việc sử dụng thành ngữ hết sức linh hoạt và khéo léo trong tiểu thuyết “Quê người” đã thấy được hệ thống thành ngữ góp phần thể hiện mơi trường lao động, mơi trường sống, phẩm chất, tính cách của nhân vật, vừa tạo sắc thái giọng điệu trong văn chương Tơ Hồi. Chính hệ thống thành ngữ này đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tơ Hồi.

-------Hết------

Một phần của tài liệu CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG (KHẢO SÁT QUA TIỂU THUYẾT “QUÊ NGƯỜI” CỦA TÔ HOÀI) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w