Sau CTTG 2, Mĩ tự cho mình là nước tư bản giàu mạnh, độc quyền về vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Một phần của tài liệu Ôn HSG Lịch sử VN 9 (Trang 26 - 27)

quyền lãnh đạo thế giới.

Do vậy “Chiến tranh lạnh” đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối giữa hai phe - XHCN và TBCN trong thời gian dài vào nửa sau thế kỉ XX.

Biểu hiện (Hành động của 2 nước trong thời kì Chiến Tranh lạnh): Mĩ:

+ Thực hiện “Kế hoạch Mac-san” nhằm: Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, lập liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

+ Chạy đua vũ trang với ngân sách quân sự khổng lồ, chuẩn bị “Cuộc chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN

+ Lập “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO), CENTO, SEATO, AUZUS, Liên minh quân sự Tây bán cầu, xây dựng nhiều khối quân sự hải, lục, không quân trên khắp thế giới nhằm chống lại các nước XHCN

+ Cấm vận kinh tế, cô lập chính trị với Liên Xô và các nước XHCN, tạo sự căng thẳng phức tạp trong các mỗi quan hệ quốc tế.

Liên Xô:

+ Lập “Hội đồng tương trợ kinh tế” (SEV) với mục đích: Hợp tác, giúp đỡ các nước XHCN về kinh tế, KH- KT

+ Thành lập “Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va”, là liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN ở Châu Âu.

=> Sự ra đời của NATO và Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cự, hai phe dẫn đễn việc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới

Hậu quả:

+ Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng

+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự.

+ Nhiều dân tộc phải đối mặt với khó khăn: bệnh dịch, ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố.. + Làm sói mòn, tan rã hệ thống XHCN.

4. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Ôn HSG Lịch sử VN 9 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w