Hạn chế và nguyên nhân của quá trình đổi mới quan điểm của Đảng về giả

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH LỊCH sử ĐẢNG đề bài quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 45 - 54)

1. 2 Cơ sở thực tiễn

3.2. Hạn chế và nguyên nhân của quá trình đổi mới quan điểm của Đảng về giả

quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay :

3.2.1. Hạn chế :

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta còn nhiều hạn chế, khuyết điểm trong quã trình đổi mới của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kì đổi mới :

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập, mức sống của người dân như thế, sự phân hóa xã hội đã diễn ra mạnh mẽ.

Biểu hiện cụ thể của sự phân hóa xã hội là phân tầng xã hội trên nhiều phương diện khác nhau như: phân tầng xã hội về thu nhập, phân tầng xã hội về chi tiêu, phân tầng xã hội về tài sản và nhà ở. Hệ quả của phân tầng xã hội là phân cực giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội. Cùng với đó, những vấn đề xã hội khác phát sinh liên quan đến an sinh xã hội như các vấn đề liên quan đến lao động việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.

Sự phát triển các lĩnh vực, các vùng, miền thiếu đồng bộ. Việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả; mục tiêu xây dựng quan hệ hài hòa giữa các lĩnh vực, ngành nghề, vùng, miền chưa đạt yêu cầu; giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng.

Chưa nhận thức đầy đủ vai trò của phát triển xã hội hài hòa, chưa có chính sách, giải pháp kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề biến đổi cơ cấu, phân hóa giàu - nghèo, phân tầng xã hội, kiểm soát rủi ro, giải quyết mâu thuẫn xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, an ninh cho con người”. .

Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ

mất ổn định xã hội. trên một số mặt, lĩnh vực, còn một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới…

2.2 Nguyên nhân :

Khi chúng ta đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước pháp quyền; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xây dựng nông thôn mới; tiến hành đô thị hóa; thực hành dân chủ hóa xã hội… sẽ dẫn đến những hệ quả xã hội không mong muốn. Chẳng hạn, phát triển kinh tế thị trường một mặt vừa tạo nên động lực phát triển, tạo điều kiện để mọi người có cơ hội vươn lên, nhưng cũng tạo nên hố sâu ngăn cách về phân hóa giàu nghèo. Khi chúng ta hội nhập sâu rộng với thế giới, đồng nghĩa với việc phải chấp nhận thực hiện các giá trị, chuẩn mực xã hội của quốc tế hiện hành. Theo đó, trong xã hội có thể gia tăng hoặc xuất hiện các vấn đề xã hội mới… Các vấn đề xã hội nảy sinh từ những quan hệ kinh tế, tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội, hội nhập quốc tế, có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con người và cộng đồng cũng như chất lượng cuộc sống của họ.

Về khách quan: Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp cách mạng vĩ đại với quy mô và tầm vóc to lớn, chưa có tiền lệ trong lịch sử và chưa có sự chuẩn bị về lý luận. Công cuộc đổi mới các vấn đề về xã hội càng đi vào chiều sâu càng nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, “hóc búa” về lý luận và thực tiễn không có sẵn trong di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nên không thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều. Mặt khác, công cuộc đổi mới trong các vấn đề về xã hội của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó lường, khó đoán định. Hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, chúng ta không chỉ có thuận lợi mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.

Quan điểm và đường lối của Đảng về các vấn đề xã hội chịu ảnh hưởng nặng của xã hội kiểu cũ, của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp nên sang thời kỳ đổi mới, rất nhiều điểm không còn phù hợp.

Thứ nhất, nhiều cấp ủy, chính quyền, cán bộ và đảng viên chưa thực sự coi trọng lý luận và công tác các vấn đề xã hội , chưa nhận thức đầy đủ, đúng tầm vai trò của các vấn đề xã hội trong thời kì đổi mới

Nhiều cán bộ lãnh đạo được đi học cao cấp lý luận chính trị, nhưng nhiều người đi học với động cơ để “trang trí” cho có bằng cấp, làm điều kiện cho quy hoạch hoặc bổ nhiệm.. Nhiều cán bộ còn nặng về tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn hạn hẹp, tổ chức công việc lúng túng, thiếu bài bản, thiếu khoa học, giải quyết các vấn đề xã hội cảm tính, duy cảm xúc.

Còn thiếu những quy chế, quy định mang tính pháp lý để xử lý các vấn đề xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do nhận thức không đầy đủ, công tác chỉ đạo và tổ chức tổng kết thực tiễn trong không ít trường hợp còn hạn chế; mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng tổng kết nhiều khi được xác định không đầy đủ, chưa phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn; phương pháp tổ chức tổng kết thực tiễn nhiều khi chưa bảo đảm tính khoa học, có khi còn “xuôi chiều”, chủ yếu mang tính kiểm điểm ưu khuyết hoặc báo cáo thành tích, đánh giá không đầy đủ và sâu sắc về các mặt, nhất là về yếu kém, khuyết điểm, không chỉ ra được nguyên nhân thực sự và xu hướng biến đổi của tình hình, không làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, không rút ra được những vấn đề có tính lý luận, bệnh kinh nghiệm, bệnh thành tích tác động đến nhiều cuộc tổng kết thực tiễn.

Thứ 2, chưa có những giải pháp hiệu quả để ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liệu, tiêu cực xã hội còn diễn ra nghiêm trọng. Công tác tư tưởng- lý luận, công tác tổ chức- cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, công tác dân vận còn nhiều bất cập. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chậm đổi mới. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng còn thấp, quản lý đảng viên chưa chặt chẽ; chế độ trách nhiệm không rõ ràng, nhất là của người đứng đầu.

3. Bài học :

1. Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, là cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định, hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam. Xây dựng đất nước theo con đường XHCN là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam phát triển bền vững. Và trong quá trình đổi mới, bên cạnh các cơ hội, có thể xuất hiện vấn đề mới, khó khăn, thách thức mới, Ðảng, Nhà nước và nhân dân cần phải chủ động, không ngừng sáng tạo để giải quyết và vượt qua.

2. Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là yếu tố quan trọng góp phần hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Nhân dân làm nên các thành tựu của đổi mới, đổi mới phải dựa vào nhân dân. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Do đó, xây dựng, phát huy dân chủ XHCN phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành quả của đổi mới. Ðể phát huy dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cần phòng, chống đặc quyền, đặc lợi, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

3. Ðổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực tế cho thấy, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực đời sống, từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn, từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị, từ hoạt động ở trung

ương đến hoạt động của địa phương, cơ sở. Trong quá trình đổi mới, phải tổ chức thực hiện quyết liệt với các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng nóng vội, chủ quan, hấp tấp, vì sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá. Ðồng thời phải chủ động, năng động, không ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển. Phải tôn trọng quy luật khách quan, coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Ðể dân tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới, Ðảng, Nhà nước phải giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, cản trở phát triển.

4. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; kiên định độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Phải luôn coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ, và đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Trong đó, phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở kết hợp sức mạnh thời đại, làm cho sức mạnh toàn dân tộc mạnh hơn. Và quan hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

5. Phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc

đổi mới. Vì thế, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Ðảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; đồng thời thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

Rõ ràng sau 30 năm, chúng ta đã không chỉ đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục đẩy mạnh và phát triển với các nguồn lực phong phú. Hành trình đổi mới với sự hài hòa giữa ý Ðảng với lòng dân đã và đang kết hợp cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ðó là động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên thành công của sự nghiệp cao cả là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.

3. Liên hệ vai trò của sinh viên trong bối cảnh đổi mới trong giải quyết các vấn đề xã hội

Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng quá trình phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra những thách thức đối với sinh viên về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ lẫn, tay nghề, bản lĩnh và tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên nước ta còn thua kém thanh niên các nước về kỷ luật lao động, kỷ năng làm việc nhóm, kỷ năng tham gia lao động quốc tế…

Vì vậy Vai trò của sinh viên, tuổi trẻ ngày nay đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Sinh viên Việt Nam cần có 3 nhóm phẩm chất là: Trình độ chuyên môn và tay nghề cao, đạo đức và lối sống trong sáng, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng mới đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa, thời kỳ kinh tế tri thức, thời kỳ hội nhập quốc tế. Để đạt được tiêu chí và phẩm chất trên đòi hỏi bản thân thanh niên phải tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự tin, tự chịu

trách nhiệm để trở thành nguồn lao động chất lượng cao, trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp của Đảng và dân tộc.

- Thứ nhất, Sinh viên phải tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. Bối cảnh trong nước và quốc tế đang tác động lên tất cả các đối tượng thanh niên, tác động một cách toàn diện lên tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu của từng thanh niên. Do đó, sinh viên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống laaij âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng…

- Thứ hai, sinh viên cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề. Trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH LỊCH sử ĐẢNG đề bài quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)