Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi khuẩn có ích bacillus trong sản xuất lạc ở quảng nam (Trang 52 - 55)

4. Những điểm mới của đề tài

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc QCVN 01 - 57: 2011/BNNPTNT [2]; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương QCVN 01 - 168: 2014/BNNPTNT [3].

2.3.3.1. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Tỷ lệ mọc: Theo dõi tỷ lệ mọc của giống lạc L23 ở các công thức vào giai đoạn 7, 10 và 15 ngày sau trồng. Mỗi ô thí nghiệm đếm số cây mọc/m2, lấy giá trị

trung bình của 3 lần nhắc lại, căn cứ vào mật độ trồng (33 cây/m2) để tính tỷ lệ mọc theo công thức sau:

Tỷ lệ mọc (%) =

Số cây mọc

x 100 33

- Các chỉ tiêu sinh trưởng: Tập trung chủ yếu vào chiều cao thân chính, số lá, chiều dài cành cấp 1 và số lá xanh còn lại và số cành các cấp.

Tiến hành đo chiều cao cây, đếm số lá trên các công thức vào 20 ngày sau trồng (giai đoạn cây con), chọn mỗi ô thí nghiệm 10 cây, cắm cọc cố định để tiếp tục theo dõi ở các kì điều tra tiếp theo. Chiều cao cây và số lá được đo đếm ở 4 giai đoạn: cây con, bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa và thu hoạch. Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên, số lá còn lại trên cây và số cành các cấp được đo đếm 1 lần trên các cây mẫu đã cố định trước khi thu hoạch.

- Số lượng nốt sần: Theo dõi một số chỉ tiêu về nốt sần ở các thời kỳ: Bắt đầu lạc ra hoa, lúc lạc hình thành quả non và trước thu hoạch. Dùng xẻng đào toàn bộ cây, mỗi ô đào 3 cây, rửa sạch đếm nốt sần.

2.3.3.2. Theo dõi một số bệnh hại chính

- Nhóm bệnh về lá (Bệnh đốm lá và gỉ sắt):

Điều tra định kỳ 14 ngày/lần, điều tra 10 lá kép ngẫu nhiên/điểm, mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc. Đếm số lá bị bệnh để tính tỷ lệ bệnh và số lá bị bệnh theo từng cấp bệnh để tính chỉ số bệnh.

Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số lá bị bệnh x 100 Tổng số lá điều tra Chỉ số bệnh (%) = (N1 x 1) + (N3 x 3) + ...+ (Nn x n) x 100 N x 9 Trong đó: N1 là số lá bị bệnh ở cấp 1; N3 là số lá bị bệnh ở cấp 3; Nn là số lá bị bệnh ở cấp n; N là tổng số lá điều tra;

Phân cấp lá bị bệnh theo QCVN 01 - 168: 2014/BNNPTNT [3] ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Phân cấp bệnh hại trên lá lạc

Cấp bệnh Triệu chứng/Mức độ biểu hiện 1 < 1% diện tích lá bị hại 3 1 - 5% diện tích lá bị hại 5 > 5 - 25% diện tích lá bị hại 7 > 25 - 50% diện tích lá bị hại 9 > 50% diện tích lá bị hại

- Nhóm bệnh về rễ (Bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng và

héo xanh do vi khuẩn):

Định kỳ theo dõi vào giai đoạn cây con, ra hoa, làm quả và thu hoạch. Đếm số cây bị bệnh/ ô thí nghiệm và giám định bệnh.

Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức:

Tỷ lệ bệnh (%) =

Tổng số cây bị bệnh

x 100 Tổng số cây điều tra

Đánh giá phản ứng của bệnh trong toàn bộ quá trình phát triển theo diện tích dưới đường diễn biến bệnh (AUDPC – Area under disease progressive curve):

𝑨𝑼𝑫𝑷𝑪 = ∑(𝒚𝒊+ 𝒚𝒊+𝟏)(𝒕𝒊+𝟏− 𝒕𝒊 𝒏−𝟏 𝒊=𝟏 )/𝟐 Trong đó: n = số lần đo bệnh. yi = cường độ bệnh (chỉ số bệnh hoặc tỷ lệ bệnh). ti = thời gian tồn tại lần đo thứ i.

t i+1 – ti = tổng thời gian dịch bệnh.

2.3.3.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu về năng suất

Thu hoạch mẫu để đo đếm trước khi thu hoạch 1 ngày.

- Số quả/cây, số quả chắc/cây: Nhổ các cây mẫu (10 cây/ô đã chọn từ trước để theo dõi chiều cao, chiều dài cành, số cành, số lá) để đếm tất cả các chỉ tiêu như: Số quả/cây, số quả chắc/cây.

- Cân khối lượng 100 quả khô (P100 quả) (g): Bốc ngẫu nhiên cho đủ 100 g quả và đếm tổng số quả, sau đó xác định khối lượng P100 quả bằng công thức:

P100 quả (g) =

100g

x 100 Tổng số quả

- Năng suất quả khô:

Năng suất quả khô (kg/m2) =

Khối lượng quả khô (kg/ô)

Diện tích ô (m2) - Năng suất lý thuyết (NSLT):

NSLT (tạ/ha) =

Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả (g) x 7500 m2

107

- Năng suất thực thu (tạ/ha) là năng suất quả khô thu được từ các ô thí nghiệm khi phơi đến ẩm độ 12% và qui ra đơn vị tạ/ha.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi khuẩn có ích bacillus trong sản xuất lạc ở quảng nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)