Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 44 - 55)

2.1. Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản phá sản

2.1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Để làm rõ nội hàm khái niệm địa vị pháp lý của QTV theo pháp luật phá sản, trước hết cần phải thao tác hoá các khái niệm liên quan sau đây:

a. Khái niệm địa vị pháp lý

Có rất nhiều cách quan niệm về địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật. Theo nghĩa hẹp nhất, địa vị pháp lý được xem là quyền và nghĩa vụ của một chủ thể pháp lý được pháp luật ghi nhận. Theo cách hiểu này, địa vị pháp lý được cấu thành bởi hai vấn đề, gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của một chủ thể nào đó. Mục đích của việc xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý của một chủ thể nhằm trả lời cho câu hỏi chủ thể đó: được làm gì? không được làm gì? và phải làm gì?.

Ở nghĩa hiểu rộng hơn, nhưng đồng thời cũng tường minh hơn, địa vị pháp lý được hiểu là vị thế pháp lý của một chủ thể được pháp luật ghi nhận. Vị thế này không chỉ bao gồm: quyền, nghĩa vụ pháp lý mà còn cả trách nhiệm gánh chịu hậu quả của hành vi và mối quan hệ của nó với những chủ thể chung quanh trong một tổng thể quan hệ pháp luật xác định. Như vậy, ngoài trả lời cho ba câu hỏi như đối với cách hiểu theo nghĩa hẹp, với cách tiếp cận này, các câu trả lời được sáng tỏ thêm gồm: chủ thể là gì? chủ thể đó có mối quan hệ như thế nào với các chủ thể pháp luật khác và chủ thể đó phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý ra sao?.

Hiểu theo nghĩa hẹp, hay nghĩa rộng tuỳ thuộc vào góc độ và mục đích tiếp cận của từng nghiên cứu. Mỗi cách thức đều chứa đựng những giá trị luận giải nội hàm địa vị pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý ngày nay, phổ biến nhất trong các nghiên cứu, địa vị pháp lý được hiểu theo định nghĩa của Từ điển Luật học [4; tr. 244]. Theo đó, địa vị pháp lý được luận giải nguyên văn như sau:

“Địa vị pháp lý là vị trí của chủ th pháp luật trong mối quan hệ v i những chủ th pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật.

Địa vị pháp lý của chủ th pháp luật th hiện thành m t tổng th các quyền và nghĩa v pháp lý của chủ th , qua đó xác lập cũng như gi i hạn khả năng của chủ th trong các hoạt đ ng của mình. Ví d : địa vị pháp l cơ bản của công dân được

th hiện thành tổng th các quyền v nghĩa v của công dân được hi n pháp và pháp luật quy định. M t sự kiện pháp l như ch t, thương tích do tai nạn..., m t h nh vi pháp l như mua, bán, tặng, cho, đ thừa k tạo ra m t loạt quyền, nghĩa v , trách nhiệm... cho m t chủ th nhất định.

Thông qua địa vị pháp lý có th phân biệt chủ th pháp luật này v i chủ th pháp luật khác, đ ng thời, cũng có th xem xét vị trí và t m quan trọng của chủ th pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật.”

Từ định nghĩa này, có thể thấy nội hàm địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật trước hết thể hiện vị trí và vai trò của chủ thể đó trong các quan hệ pháp luật trước các chủ thể khác. Bằng những ghi nhận của pháp luật, địa vị pháp lý của một chủ thể trước hết cung cấp tính nhận diện về chủ thể đó trong các mối quan hệ pháp luật xác định. Khả năng nhận diện này được cấu thành bởi hai vấn đề: chủ thể đó nằm ở đâu trong quan hệ pháp luật và chủ thể đó đóng vai trò gì trong quan hệ pháp luật. Điều này không chỉ giúp nhận biết được bản thân vị trí và vai trò pháp lý của chủ thể mà còn là cơ sở để phân biệt chủ thể này với các chủ thể khác.

Thứ hai, địa vị pháp lý thể hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của một chủ thể pháp luật. Nếu như vị trí và vai trò của chủ thể pháp luật là biểu hiện bên ngoài của địa vị pháp lý của một chủ thể thì quyền và nghĩa vụ pháp lý là nội dung địa vị pháp lý của chủ thể đó. Nói cách khác, quyền và nghĩa vụ giúp giới hạn phạm vi hoạt động của chủ thể trong các mối quan hệ pháp luật xác định. Quyền được xác định là những khả năng thực hiện các hành vi pháp lý của chủ thể, từ đó có thể làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khác. Ngược lại, nghĩa vụ là những bổn phận của chủ thể phải thực hiện, từ đó có thể là cơ sở để đảm bảo quyền của các chủ thể khác.

Thứ ba, địa vị pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể đó với các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật. Đây là một vấn đề được đảm bảo bởi hai vấn đề trên. Theo đó, vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thể hiện ra trong một quan hệ pháp luật nhất định sẽ cho thấy mối quan hệ của chủ thể đó với các chủ thể còn lại để cấu thành nên nội dung của quan hệ pháp luật đó. Nói cách khác, địa vị pháp lý của một chủ thể không chỉ cho thấy được vị trí, vai trò của chủ thể đó mà còn cho thấy được mối quan hệ của chủ thể đó với các chủ thể còn lại.

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS thừa nhận khái niệm về địa vị pháp lý được trích dẫn từ Từ điển Luật học ở trên. Theo đó, khái niệm địa vị pháp lý được NCS khái quát hoá trong luận án như sau:

Địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật là tổng thể các quyền - nghĩa vụ pháp lý thể hiện vị trí và vai trò pháp lý của một chủ thể trong các quan hệ pháp luật. Từ đó làm cơ sở để nhận diện, phân biệt chủ thể pháp luật này với các chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng là cơ sở xác định giới hạn để chủ thể pháp luật đó thực hiện các hành vi pháp lý của mình.

b. Khái niệm QTV

Trong hoạt động sản xuất, thương mại các chủ thể (cá nhân và tổ chức) cũng tuân theo quy luật thị trường. Theo đó, hầu hết các chủ thể sản xuất, kinh doanh cũng có quá trình hình thành, phát triển và suy thoái. Khi quá trình suy thoái đạt tới trạng thái không thể chi trả các khoản chi phí và khoản vay đến hạn, chủ thể đó sẽ hướng tới kết quả phải giải quyết các khoản nợ và chấm dứt sự tồn tại của mình. Kết quả này được gọi là phá sản.

Bản chất của phá sản là hoạt động giải quyết nợ chung của con nợ - là chủ thể đang trong tình trạng phá sản. Do đó, thủ tục phá sản ở hầu hết các quốc gia trên thế giới được thực hiện thông qua con đường tố tụng tư pháp. Theo đó, toà án sẽ đóng vai trò là trung gian phân phối khoản nợ chung phải trả dựa trên thanh lý số lượng tài sản còn lại của chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản. Trong quá trình giải quyết phá sản đó, Toà án sẽ uỷ quyền cho một chủ thể pháp lý đại diện quản lý và thanh lý tài sản, đồng thời là trung gian thanh toán nợ chung cho các chủ nợ của con nợ - chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản. Chủ thể pháp lý đó có thể là tổ chức hoặc cá nhân với những tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào quy định pháp luật của các quốc gia, như: là tổ chức có các tên gọi: Công ty quản lý nợ (Trung Quốc)[12]; Công ty quản lý tài sản phá sản (Hàn Quốc)[12]; Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (Việt Nam); hoặc là cá nhân có các tên gọi: Quản trị viên (Trung Quốc, Nhật Bản)[16]; Người quản lý tài sản (Hàn Quốc); Quản tài viên (Việt Nam)… Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chủ thể này là cá nhân và được sử dụng thống nhất với tên gọi Quản tài viên.

QTV là một thiết chế pháp lý, chính vì thế địa vị pháp lý của QTV hoàn toàn phụ thuộc vào sự ghi nhận của từng quốc gia khác nhau. Đặc điểm này đã khiến cho QTV không có những tên gọi và tính chất pháp lý thống nhất trên thế giới. Tuy

nhiên, khi nghiên cứu về QTV nói chung có thể thấy dù ở nền pháp lý nào QTV vẫn tồn tại một số vấn đề mang tính đồng quy như sau:

Thứ nhất, QTV là m t cá nhân. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chủ thể hành nghề này có cả thể nhân và pháp nhân. Trong đó, khác với QTV là một cá nhân, pháp nhân hành nghề này ở các quốc gia khác nhau có những tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam được gọi là Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Điểm khác biệt lớn nhất giữa QTV và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chính là tính chất pháp lý của hai chủ thể này. Theo đó, QTV là một cá nhân tham gia hành nghề quản lý, thanh lý tài sản nên không phải chịu sự chi phối của các điều kiện pháp lý về thành lập và hoạt động của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, QTV khi thực hiện nhiệm vụ chỉ nhân danh cá nhân người đó, do vậy trách nhiệm pháp lý sẽ mang tính trực tiếp và tập trung. Ngược lại, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có bản chất là một tổ chức kinh tế. Do đó, sự thành lập và hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp bên cạnh sự điều chỉnh của luật phá sản và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.

Pháp luật một số quốc gia có ghi nhận sự hiện diện của cả QTV và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đều có những quy định để xác định trường hợp nào lựa chọn QTV và trường hợp nào chọn doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham gia vào giải quyết thủ tục phá sản. Ví dụ ở trường hợp của Trung Quốc, Tòa án, dựa trên các điều kiện thực tế của một con nợ và sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan trung gian có liên quan, sẽ chỉ định người có kiến thức chuyên môn cần thiết và có được trình độ hành nghề để làm quản trị viên[16]. Hoặc ở Hàn Quốc cũng có quy định về tiêu chuẩn quy mô và tính chất phức tạp của vụ việc phá sản để quyết định chọn cá nhân hay tổ chức hành nghề quản lý tài sản[12]. Tuy nhiên, trong môi trường pháp lý Việt Nam chưa quy định chi tiết điều này, do đó quyền tự quyết trao về cho người có thẩm quyền chỉ định QTV – Toà án. Đặc điểm này có thể thấy, giữa QTV và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể thay thế cho nhau thực hiện thủ tục phá sản.

Một số ít quốc gia ghi nhận nghề quản lý, thanh lý sản nghiệp phá sản bắt buộc phải là một thể nhân, ví dụ như ở Singapore QTV chỉ hành nghề với tư cách cá nhân và do ACRA – cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán phê duyệt [16].

Trong luận án này, từ ―viên‖ trong QTV là từ dùng để chỉ một cá nhân. Từ này cũng có hàm ý như trong các từ ―giáo viên‖; ―sinh viên‖; ―hoà giải viên‖; ―chấp

hành viên‖… Cá nhân này có thể là một cá nhân độc lập, nhưng cũng có thể là một cá nhân thuộc một pháp nhân hành nghề quản lý, thanh lý sản nghiệp phá sản. Trong phạm vi luận án, QTV được nhắc đến là các cá nhân, bao gồm cả hành nghề độc lập hay thuộc một pháp nhân cụ thể. Về cơ bản, hai nhóm này không có sự khác nhau rõ rệt về địa vị pháp lý trong thủ tục phá sản.

Thứ hai, QTV hành nghề quản lý và thanh lý tài sản. Bản thân từ ―quản‖ và từ ―tài‖ trong tên gọi của chế định này là hai từ viết tắt của: ―quản lý‖ và ―tài sản‖. Từ đó có thể suy luận ra rằng, nghề nghiệp của QTV chính là quản lý tài sản. Tuy nhiên, tài sản được quản lý bởi QTV không phải là tài sản ở trạng thái bình thường (như quản lý tài sản gia đình hay quản lý tài sản tín thác) mà tài sản được quản lý bởi QTV là tài sản của con nợ - những cá nhân, tổ chức đang lâm vào tình trạng phá sản và việc quản lý tài sản này nhằm phục vụ vào mục đích trả nợ cho các chủ nợ. Như vậy, đặc điểm thứ nhất không chỉ cho thấy QTV thực hiện nghề quản lý tài sản mà còn cho thấy phạm vi hoạt động nghề nghiệp đó của QTV.

Bên cạnh việc quản lý tài sản là sản nghiệp phá sản, QTV còn thực hiện cả hoạt động bán tài sản đó theo sự uỷ quyền của con nợ và sự cho phép của Toà án. Như đã trình bày ở trên, tài sản được QTV quản lý là sản nghiệp phá sản của con nợ, mục tiêu cuối cùng của hoạt động quản lý chính là bảo vệ tính nguyên trạng thông qua việc ngăn chặn các hành vi tẩu tán và các biện pháp bảo vệ khác để tránh hao mòn hay sự tác động của tự nhiên. Và nếu có thể, hoạt động quản lý tài sản cũng góp phần gia tăng giá trị tài sản trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản. Trong khi đó, mục đích của sự quản lý này chính là giải quyết nợ chung một cách ôn hoà và công bằng theo quy định của pháp luật cho các chủ nợ. Để đạt được mục đích đó, tài sản phải được hoá giá - quy về một giá trị nào đó mà thông thường là tiền, bằng hoạt động bán tài sản đó để tiến hành phân bổ nợ. Chính vì thế, có thể nói, QTV thực hiện nghề quản lý tài sản và cả thanh lý tài sản là sản nghiệp phá sản của con nợ - chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản để thực hiện nghĩa vụ chi trả nợ chung cho con nợ đó - đồng thời cũng là thu hồi nợ cho các chủ nợ.

Thứ ba, QTV là m t thi t ch trung gian, có tính đ c lập tương đối. QTV không thực hiện nhiệm vụ mang tính tự thân. Điều này dựa trên: (1) việc tham gia thủ tục phá sản không xuất phát từ lợi ích của QTV; (2) khách thể quản lý – tài sản không phải là tài sản của chính QTV; (3) kết quả hoạt động nghề nghiệp không mang tính thụ hưởng trực tiếp của QTV. (1) cho thấy việc tham gia vào thủ tục phá

sản của QTV với tư cách là một trung gian – không có lợi ích trực tiếp đến hoạt động phá sản. (2) cho thấy QTV là một thụ uỷ pháp lý được uỷ quyền thực hiện quản lý, thanh lý tài sản của người khác. Quyền và nghĩa vụ quản lý, thanh lý này vị thế là một quyền và nghĩa vụ được uỷ thác và có tính tạm thời. (3) cho thấy QTV được trả thù lao cho kết quả làm việc mà không phải thụ hưởng trực tiếp các kết quả từ hoạt động phá sản.

Với vai trò này, QTV tham gia vào hoạt động phá sản với hai nội dung nhiệm vụ chính: (1) quản lý tài sản phá sản và (2) thanh lý tài sản phá sản. Theo đó, (1) QTV sẽ được uỷ quyền thay mặt Toá án quản lý khối tài sản phá sản hiện có khi tiến hành mở thủ tục phá sản cho con nợ. Các tài sản này bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản hiện hữu và các phần tài sản bị chiếm dụng). Nhiệm vụ này nhằm bảo toàn tài sản phá sản và có thể làm tăng trưởng tài sản này trong thời gian thực hiện thủ tục phá sản. (2) QTV được thay mặt các chủ nợ thực hiện đấu giá thanh lý tài sản phá sản để có nguồn kinh phí giải quyết phá sản con nợ đồng thời tạo nguồn chi trả nợ chung cho các chủ nợ. Bên cạnh đó, ngoài 02 nhiệm

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)