Xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
Nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, đưa nhân vật qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ đó bộc lộ được rõ hơn bản chất, tính cách của nhân vật.
2. Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề:
2.1. Nhan đề “Cái lò gạch cũ”:
- Là nhan đề đầu tiên của tác phẩm, tái hiện sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm như một lời dự báo Chí Phèo bố chết rồi sẽ có Chí Phèo con ra đời.
- Nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Khẳng định chừng nào xã hội thối nát kia còn tồn tại, chừng nào vẫn còn những tên cường hào, ác bá như Bá Kiến còn tồn tại thì vẫn còn những bi kịch như Chí Phèo.
- Tạo kết cấu vòng tròn, đặc biệt là kết thúc tác phẩm như vậy rất phù hợp với mạch truyện, khiến liên kết trong tác phẩm trở nên chặt chẽ, đồng thời cũng cho thấy khả năng khái quát hóa hiện thực đời sống, khả năng chọn chi tiết nghệ thuật tài tình của nhà văn Nam Cao.
- Hạn chế: nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.
2.2. Nhan đề “Đôi lứa xứng đôi”:
- Đây là nhan đề do nhà xuất bản Đời Mới đặt khi in tác phẩm (1941). Nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả.
26
- Nhan đề này tuy có chút giật gân, gây sự chú ý của người đọc nhưng chủ yếu chỉ nhìn mối tình Chí Phèo – Thị Nở theo kiểu nồi nào úp vung ấy => Biến tác phẩm thành một trò cười gây ra hướng tiếp cận sai lầm cho người đọc.
- Nhan đề này có phần nông cạn nên chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm, chưa thấy được mối tình của thị Nở đã cảm hóa Chí Phèo, tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời hắn. Từ đó mà tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
2.3. Ý nghĩa của nhan đề “Chí Phèo”: