Nhà nước tư bản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu tiểu luận quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước (Trang 27 - 30)

- Theo điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

2. Nhà nước tư bản chủ nghĩa

❖ Lịch sử ra đời:

- Vào thế kỉ XV, XVI, nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến Tây Âu chuyển sang giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng chế độ phong kiến ngày càng lớn mạnh.

- Sản xuất hàng hóa phát triển, các ngành thủ công nghiệp ngày càng mở rộng, sản phẩm nông nghiệp cũng bị lôi cuốn vào việc trao đổi hàng hóa trên thị trường. Tình trạng cát cứ và nền kinh tế tự cung tự cấp của các lãnh địa phong kiến bị loại bỏ, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền tập trung quyền lực vào tay vua được giai cấp tư sản làm hậu thuẫn đã được xác lập. Đồng thời cuối thế kỉ XV, XVI, do nhu cầu mở rộng buôn bán, giới thương nhân châu Âu đã tìm ra con đường mới sang châu Á, vòng quanh châu Phi và tìm ra châu Mỹ. Với những phát kiến địa lý đó, làm cho công nghiệp và thị trường châu Âu sôi động hẳn lên. Giai cấp tư sản dần hình thành và ngày càng có thế lực lớn về kinh tế.

27 | P a g e e

- Tuy nhiên những đặc quyền chính trị vẫn còn nằm trong tay giai cấp phong kiến. Không cam chịu, giai cấp tư sản là một giai cấp tiên tiến trong xã hội lúc bấy giờ, đại diện cho một phương thức sản xuất mới, đã lãnh đạo quần chúng lao động lật đổ nhà nước phong kiến, mở đường phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vàthiết lập nhà nước chuyên chính của mình. Bước tiếp vĩ đại ấy được thông qua một loạt cuộc cách mạng tư sản (Hà Lan- cuối thế kỉ XVI, Anh- nửa sau thế kỉ XVII, Mỹ và Pháp- thế kỉ XVIII, Nhật, Ý và nhiều nước khác- thế kỉ XIX).

- Các cuộc cách mạng tư sản đã đảo lộn trật tự chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, xây dựng nên thượng tầng chính trị - pháp lý tư sản. Một kiểu nhà nước và pháp luật mới ra đời, đó là nhà nước và pháp luật tư sản.

^ Như vậy, nhà nước tư sản ra đời là kết quả tất yếu sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kết quả trực tiếp của cách mạng tư sản.

- Sự xuất hiện phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa, nhà nước tư sản và nền dân chủ tư sản là một tiến bộ lịch sử lúc bấy giờ. (Mác đã từng chỉ rõ: “Đó là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ sở hữu tư sản đối với chế độ sở hữu phong kiến, thắng lợi chế độ phân phối tài sản đối với chế độ phường hội, thắng lợi của chế độ phân phối tài sản đối với chế độ thừa kế của người con trưởng, thắng lợi của hiện tượng ruộng đất phụ thuộc vào người sở hữu đối với hiện tượng người sở hữu phụ thuộc vào ruộng đất, thắng lợi của giáo dục đối với người mê tín, thắng lợi của gia đình đối với tông tộc, thắng lợi của công nghiệp đối với thói lười biếng anh hùng, thắng lợi của pháp quyền tư sản đối với đặc quyền trung cổ.”)

28 | P a g e e

- Các nguyên tắc của nhà nước tư sản về chế độ lập hiến, chế độ đại nghị, phân chia, đối trọng quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp được thừa nhận là bước tiến lớn lao trong lịch sử phát triển về tổ chức chính trị của xã hội. Nhưng về bản chất, cũng nhưcác kiểu nhà nước trước đó, nhà nước tư sản là nhà nước của giai cấp bóc lột, duy trì và bảo vệ quyền tư hữu của giai cấp tư sản.

Đặc điểm:

- Nhà nước tư sản không can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi tư bản.

• Nhà nước tư sản trong thời kì này gần như đứng ngoài đời sống chính trị, xã hội tư bản chủ nghĩa và chỉ can thiệp khi có sự lung lay của chế độ tư hữu.

• Phần lớn hiến pháp tư sản đều ghi nhận và bảo vệ tuyệt đối quyền sở hữu tư sản.

• Cá nhân nhà tư bản hầu như có đầy đủ quyền trong kinh doanh và bóc lột người lao động.

- Bộ máy nhà nước tư sản không lớn bằng thời kì chủ nghĩa tư bản độc quyền.

• Vì mục tiêu của nhà nước tư sản không phải là thủ tiêu bóc lột, xác lập quyền bình đẳng cho tất cả công dân. Cách mạng tư sản chỉ đưa một nhóm bóc lột này thay cho nhóm bóc lột khác nên nó không cần triệt tiêu nhà nước cũ.

• Nó cải tạo, sử dụng các bộ phận cơ quan nhà nước cũ để phục vụ cho nền chuyên chính bằng bạo lực của mình.

- Trong thời kì này, hình thức nhà nước tư sản phổ biến là quân chủ Nghị viện.

Chức năng của nhà nước tư bản

29 | P a g e e

- Một là: Bảo vệ chế độ tư hữu tư bản là chức năng cơ bản của nhà nước tư sản ^ Quan hệ sản xuất tư bản muốn tồn tại, thì nó phải dựa trên chế độ tư hữu của giai cấp tư sản và chế độ bóc lột sứclao động của người làm thuê. Vì vậy, nhà nước tư bản bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ chế độ tư hữu tư sản.

- Hai là: Đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động về chính trị, tư tưởng ^ Để duy trì củng cố nền hệ thống chính trị của mình, giai cấp tư sản tăng cường sử dụng công cụ bạo lực của nhà nước để đàn áp đảng của công nhân. Nhưng không chỉ là sử dụng bạo lực, giai cấp tư sản còn dùng những biện pháp đàn áp khác như hạn chế các quyền lợi chính trị của giai cấp công nhân tham gia vào bộ máy nhà nước và can thiệp vào đời sống chính trị của đất nước. Đồng thời, giai cấp tư sản còn tiến hành đàn áp công nhân và nhân dân lao động về mặt tư tưởng, nhà nước tư sản ngăn cấm những trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào giai cấp công nhân. Nhà nước thông qua nhà thờ và các tín điều tôn giáo, ru ngủ tinh thần của quần chúng lao động. Điều đó làm quần chúng lao động quên đi những nỗi bất công, đầy ải của cuộc sống thực tại.

- Ba là: chống lại sự xâm lược của nhà nước tư bản bên ngoài để bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản nước mình và đặc biệt là tiến hành xâm lược các nước khác, biến các nước khác thành nước phụ thuộc hoặc thuộc địa của chúng. ^ Vì quyền lợi hẹp hòi và ích kỉ của mình, giai cấp tư sản luôn luôn sử dụng bạo lực để thôn tín lẫn nhau. Ví dụ, để cạnh tranh với Hà Lan, giai cấp tư sản Anh đã dồn sức nỗ lực xây dựng những hạm đội hải quân hùng hậu trên mặt nước biển để đánh bại hạm đội hải quân của tư sản Hà Lan.

Một phần của tài liệu tiểu luận quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w