Phân loại các dạng viêm tử cung

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ HEO NÁI, TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ VÀ THỬ NGHIỆM PHÒNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ HEO NÁI BẰNG OXYTETRACYCLINE L.A (Trang 26 - 27)

Viêm nhờn là thể viêm nhẹ thường xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi sinh. Ở dạng này niêm mạc tử cung bị viêm, tử cung tiết nhiều dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh. Thường thì sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc lại, heo nái không sốt hay sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể dao động từ 39,5 – 40oC. Tuy nhiên, trong giai đoạn này heo mẹ vẫn cho con bú bình thường. Thỉnh thoảng heo nái kém ăn, sản lượng sữa giảm nhưng không đáng kể, có khuynh hướng lười biếng chăm sóc heo con. Nếu không chăm sóc tốt heo nái ở dạng viêm nhờn sẽ chuyển sang viêm tử cung có mủ. Do dịch viêm rơi vãi khắp chuồng, heo con liếm phải sẽ tiêu chảy và dẫn đến tỷ lệ heo con tiêu chảy tăng cao (Nguyễn Như Pho, 2002).

Viêm dng m

Dạng viêm mủ là thể viêm nặng, thường xuất hiện ở thú có sức chịu đựng kém, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều cũng có thể do viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Heo nái thường sốt 40 – 41oC, heo nái tăng hô hấp, khát nước, kém ăn và thường nằm nhiều, ít đi tiểu, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy. Khoảng 8 – 10 giờ sau khi có triệu chứng trên từ trong tử cung mủ sẽ chảy ra. Lúc đầu là dịch viêm lỏng, trắng đục sau chuyển sang nhầy đặc, lợn cợn, có màu vàng, xanh đặc, có khi có lẫn máu, mùi rất hôi tanh, viêm thường kéo dài 3 – 4 ngày và có thể đến 7 ngày. Sau đó xuất

hiện mủ đặc, dính mép âm hộ. Thể viêm mủ tử cung nếu không can thiệp kịp thời nó sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng, dẫn đến viêm vú và mất sữa, nếu vi sinh vật vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết (Nguyễn Văn Thành, 2002). Dạng viêm có mủ do các vi trùng sinh mủ tấn công mạnh vào tử cung. Kết quả khảo sát cho thấy Staphylococci, Diplococcus, E.coli, Streptococci là các vi khuẩn chính gây bệnh (Smith và ctv, 1995, trích dẫn Nguyễn Như Pho, 2002).

Viêm dng m ln máu

Theo Nguyễn Văn Thành (2002), dạng viêm mủ lẫn máu là viêm niêm mạc tử cung có màng giả và thể viêm nặng, niêm mạc tử cung bị hoại tử, vết thương ăn sâu vào cổ tử cung. Triệu chứng được ghi nhận là heo sốt ở 40 – 41oC, heo nái không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn, tăng tần số hô hấp, khát nước, heo nái mệt mỏi, hay nằm, kém phản ứng với tác động bên ngoài, đôi khi đè cả con. Heo nái có thể chết do nhiễm trùng máu, dịch viêm có mùi rất tanh. Thành tử cung viêm nặng dễ rách, các tiết vật và chất tiết có màu xám đen lẫn máu hay tế bào.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ HEO NÁI, TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ VÀ THỬ NGHIỆM PHÒNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ HEO NÁI BẰNG OXYTETRACYCLINE L.A (Trang 26 - 27)