Giải pháp tăng cường xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số Tom tat LA- Tieng Viet (Trang 26 - 28)

Qua kết quả phân tích thực trạng xuất khẩu thủy chương 3 và chương 4 chỉ ra rằng xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản nói riêng, góp phần vào tăng trưởng và tái cơ cấu ngành nông lâm thủy sản nói chung và đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy các yếu tố như độ mở thương mại, FDI và cả tỷ giá thực đa phương là nhân tố truyền dẫn trong mối quan hệ tác động của xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vậy, để đạt được mục tiêu tăng cường xuất khẩu thủy sản nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế thì cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần phải đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển thủy sản ví dụ như cần rà soát để thực thi hiệu quả các chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển thủy sản, đầu tư và phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, cần đưa ra các giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu. Tận dụng tiến trình của các FTA đã ký cũng như rà soát các FTA sắp ký để tăng cường hội nhập, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, Chính phủ cần áp dụng chính sách về tỷ giá hối đoái phù hợp để khuyến khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng.

Thứ tư, cần cân nhắc các giải pháp về tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất thủy sản tiếp cần nguồn vốn giá rẻ, để đầu tư tăng quy mô sản xuất, giảm thiểu chi phí, tăng tính cạnh tranh về giá của sản phẩm thủy sản xuất khẩu trên thị trường.

Chính phủ cũng cần có các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ xuất khẩu thủy sản.

24

khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, trong giai đoạn hiện nay, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm, xuất khẩu thủy sản ngoài giúp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho lao động vùng nông thôn, còn đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu và thành công trong chế biến, xuất khẩu lại trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển.

Qua luận án này, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tổng hợp các mô hình nghiên cứu thực nghiệm để nhận diện mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời với việc phân tích thực trạng các biến kinh tế vĩ mô, luận án cũng đã phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay.

Về nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã áp dụng mô hình FMOLS và mô hình VECM để đánh giá tác động của xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản, cũng như đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2019 cùng với kênh truyền dẫn như tỉ giá thực đa phương và các biến ngoại sinh là độ mở thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Qua kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp đối nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu thủy sản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Luận án ủng hộ quan điểm xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ xem xét được từ khía cạnh của xuất khẩu thủy sản. Từ nghiên cứu này, có thể gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá vai trò của các ngành hàng xuất khẩu khác đối với tăng trưởng kinh tế. Từ đó có thể phân tích xuất khẩu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam sử dụng dữ liệu chéo của các ngành kinh tế chủ lực. Góp phần định hướng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và định hướng phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấy nước.

25

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số Tom tat LA- Tieng Viet (Trang 26 - 28)