Tả cây quýt (quất)
Tả cây quýt - Mẫu 4
ngày em Thu ra đời. Năm nào, ông cũng đào quất lên, ngâm dưới ao vài ngày rồi đem trồng lại ở một nơi khác. Bùn ao phơi khô đập tơi ra, trộn lẫn với phân chuồng, phân lân được ông lấp đầy các hố.
Chỉ một tháng sau được trồng lại, cây quất vươn lên xanh tốt, lá non tua tủa mọc ra đón mưa xuân, đón nắng mới tháng hai. Ông ngoại có đôi bàn tay khéo léo tạo thế cho cây quất. Mỗi thân cây xòe bốn hoặc năm tán tạo thành hình hạc đứng, phượng múa rồng bay rất đẹp, biểu tượng cho ngũ phúc. Cây quất nào cũng ra hoa kết trái quanh năm. Hoa quất tua tủa từng chùm, trắng nõn thơm ngào ngạt. Hầu như ong bướm cứ dập dìu quyện lấy cây quất quanh năm. Mỗi cây quất cao gần hai mét, tán như chóp cầu, lá xanh thắm, mặt trên láng bóng. Cây nào cũng có nhiều chồi, lộc ra tua tủa, điểm nhiều nụ, trái chi chít trĩu cành.
Ông có tài hãm, điều khiển cho cây quất nở hoa, kết trái theo ý muốn. Tháng Chạp, nhất là dịp đón Tết Nguyên đán, cây quất nào trong vườn ông cũng đỏ rực lên một màu. Trong màu xanh của lá, màu đỏ, màu vàng tươi của trái chín thì đã có nụ hoa tim tím, hoa nở trắng tinh, với những trái quất xanh, to nhỏ khác nhau, như những viên bi màu ngọc lam óng a, óng ánh.
Ngắm cây quất thế trong vườn ông, em mới thấm thía lời ông dạy: “Vườn cũng là nhà. Cây cũng là mình. Phải chăm bón quanh năm để cây cùng với người được tươi tốt”.
Quất chín vườn ông, mẹ hái bày lên mâm ngũ quả. Quất vườn ông chín, mẹ làm mứt quất. Ăn mứt quất mẹ làm, đàn con nhỏ, đàn cháu nhỏ lại thầm nhắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Tả cây mít