CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA THE COFFEE HOUSE
2.2.2. Price Giá cả
Sản phẩm Gía (VNĐ)
Cafe Americano 39.000
Cappocinno 45.000
Cafe sữa 29.000
Mocha 49.000
Trà gạo rang Macchiato 48.000
Trà matcha Macchiato 45.000
Chanh sả đá xay 49.000
Đào việt quất đá xay 59.000
Sinh tố cam xoài 59.000
Bánh bông lan trfíng muối 29.000
Ở The Coffee House, khi gia nhập ngành cafe Việt Nam đã áp dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường. Lúc đầu khi gia nhập thị trường, The Coffee House không quan trọng vấn đề lợi nhuận ở thời gian đầu, nhưng điều này đã giúp thu lại nhiều khách hàng tiềm năng. Sau khi thâm nhập thị trường đầy đủ, The Coffee House dần lấy được lòng của khách hàng và lợi nhuận bắt đầu tăng lên.
Có thể nói, thị trường cafe Việt Nam được phân thành nhiều phân khúc rõ ràng và phân khúc nào cũng có các doanh nghiệp lớn tham gia. Theo đó, phân khúc dành cho dân văn phòng đã có Highlands Coffee và Trung Nguyên và các thương hiệu ngoại như Starbucks Coffee, The Coffee Bean & Tea Leaf, Nydc,...Còn phân khúc giới trẻ hay thanh thiếu niên là sự góp mặt của Urban Station và Passio. Theo Hải Ninh- Người sáng lập ra thương hiệu The Coffee House: dù đeo đuổi khá sát sao nhau về số lượng cfía hàng, nhưng các thương hiệu trên lại cách xa nhau về giá bán. Mfíc giá trung bình của Urban Station, Passio dao động từ 15.000 đến 40.000 đồng: còn của Trung Nguyên, Starbucks Coffee,... là từ 40.000 đến hơn 90.000 đồng. Khoảng trống giá từ 30.000 đến dưới 60.000 đồng thì đây là thị trường của The Coffee House. Về đối tượng khách hàng, The Coffee House là phiên bản kết hợp giữa Highlands Coffee và Starbucks. Theo đó, The Coffee House hướng đến khách hàng là những người đã đi làm, đã đi du lịch, thích trải nghiệm các quán cà phê sang trọng với mfíc giá đã địa phương hóa.
Ví dụ: Gía của một ly Cappocinno tại The Coffee House là 45.000 đồng nhưng tại Highlands Coffee lên đến 54.000 đồng và thậm chí của Starbucks Coffee là 80.000 đồng.
Một trong những chiến lược thành công nhất của The Coffee House chính là chiến lược Launching gia nhập rất chính xác, “đúng người đúng thời điểm”. Cái thời mà người Việt đã quen với thói ngồi cà phê nhưng với mfíc giá khá “chát” từ các hãng như Starbuck, The Coffee Bean… thì tầm giá 30.000 – 60.000 VND với phong cách “restaurant” rất phương Tây vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Chính bởi lý do này mà chiến lược thâm nhập thị trường từ đó được TCH nghiên cfíu kỹ lưỡng để nhảy vào khoảng trống đó.
Chiến lược giá của The Coffee House được đưa ra khi đặt mình vào vai trò khách hàng và đặt câu hỏi: Trải nghiệm tại một quán cà phê như thế này thì phải trả bao nhiêu tiền, mfíc tiền khách hàng bỏ ra có hợp lý không? Liệu với mfíc chi phí đấy có tương xfíng với những thfí họ được hưởng? Họ đủ khả năng để đến quán cà phê đó thường xuyên không?…
Chiến lược giá được TCH sfí dụng hoàn toàn đúng đắn, khách hàng được trải nghiệm một không gian rộng rãi, thoải mái và tinh tế – không thua kém gì những “ông lớn” nước ngoài như Starbucks hay The Coffee Bean chỉ với mfíc giá 30.000 – 60.000 VND. Đây chính là một lý do giải thích cho việc tại sao nhiều bạn trẻ trở thành “fan” trung thành của chuỗi cfía hàng này.