L ời cảm ơ n
4.5 TỈ LỆ NGÀY CON BỊ CÁC BỆNH KHÁC
Bảng 4.8. Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác Giai
đoạn Các chỉ tiêu theo dõi
Lô đối chứng Lô thí nghiệm P 65 đến 100 ngày tuổi
Tổng số ngày con nuôi (ngày)
Tổng số ngày con bị các bệnh khác (ngày) Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác (%) Tỉ lệ so với lô đối chứng (%) 3.395 76 2,34 100 3.395 47 1,38 61,90 P < 0,01 100 đến 191 ngày tuổi
Tổng số ngày con nuôi (ngày)
Tổng số ngày con bị các bệnh khác (ngày) Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác (%) Tỉ lệ so với lô đối chứng (%) 8.827 78 0,88 100 8.827 52 0,59 67,05 P < 0,05 65 đến 191 ngày tuổi
Tổng số ngày con nuôi (ngày)
Tổng số ngày con bị các bệnh khác (ngày) Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác (%) Tỉ lệ so với lô đối chứng (%) 12.222 154 1,26 100 12.222 99 0,81 64,29 P = 0,001 2,34 1,38 0,88 0,59 1,26 0,81 0 0,5 1 1,5 2 2,5 65 - 100 100 - 191 65 - 191 Lô đối chứng Lô thí nghiệm Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác Ngày tuổi Tỉ lệ (%)
Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.5 cho thấy: - Giai đoạn từ 65 đến 100 ngày tuổi:
+ Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác của heo ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 2,34% và 1,38%. Lô thí nghiệm có tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác thấp hơn lô đối chứng 38,1%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,01.
- Giai đoạn từ 100 đến 191 ngày tuổi:
+ Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác của heo ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 0,88% và 0,59%. Lô thí nghiệm có tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác thấp hơn lô đối chứng 32,95%. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05.
- Giai đoạn từ 65 đến 191 ngày tuổi:
+ Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác của heo ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 1,26% và 0,81%. Lô thí nghiệm có tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác thấp hơn lô đối chứng 35,71%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,001.
4.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Do giá cả thức ăn gia súc và giá heo thịt xuất chuồng phụ thuộc vào giá thực liệu theo mùa vụ và cung cầu của thị trường. Khi tính chi phí cho mỗi kg tăng trọng, đểđơn giản hóa, chúng tôi chỉ xét đến chi phí thức ăn và thuốc thú y. Vì vậy, hiệu quả kinh tế trong luận văn của chúng tôi chỉ có giá trị tham khảo.
Các đơn giá dùng trong luận văn được lấy vào thời điểm kết thúc thí nghiệm: - Giá thức ăn tại thời điểm thí nghiệm:
+ Lean Max 1: 5.900 đồng/kg. Trong giai đoạn từ 65 đến 100 ngày tuổi, heo ở lô đối chứng ăn hết 3.823 kg, heo ở lô thí nghiệm ăn hết 3.785 kg.
+ Thức ăn do trại tự tổng hợp: 4.200 đồng/kg. Trong giai đoạn từ 100 ngày tuổi đến xuất chuồng, heo ở lô đối chứng ăn hết 14.816 kg, heo ở lô thí nghiệm ăn hết 14.455 kg.
- Giá chế phẩm Biolas:
+ Dạng bột (Biolas 789B): 89.000 đồng/kg + Dạng nước (Biolas 789V): 45.000 đồng/lít - Chi phí điều trị bệnh trung bình: 4.000 đồng/con/ngày
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm
Diễn giải Lô đối chứng Lô thí nghiệm
Lượng TĂTT (kg) 18.639 18.240
Chi phí thức ăn (đồng) 84.782.900 83.042.500
Chi phí thú y trung bình (đồng/con/ngày) 4.000 4.000 Tổng ngày con bệnh (ngày) 253 154 Tổng chi phí thú y (đồng) 1.012.000 616.000
Tổng lượng men tiêu thụ dạng bột (kg) Tổng lượng men tiêu thụ dạng nước (lít)
0 0
36,48 42,1 Chi phí bổ sung men (đồng) 0 5.141.220
Tổng chi phí (đồng) 85.794.900 88.799.720 Tổng tăng trọng (kg) 7.212,5 7.603 Chi phí cho mỗi kg tăng trọng (đồng/kg) 11.895 11.680 Tỉ lệ so với lô đối chứng (%) 100 98,19 Chênh lệch so với lô ĐC (%) 0 1,81 Qua bảng 4.9 cho thấy:
- Chi phí cho 1 kg tăng trọng của lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 11.895 đồng và 11.680 đồng. Chi phí cho 1 kg tăng trọng của lô đối chứng hơn lô thí nghiệm là 1,81%. Điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas đã mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí chăn nuôi.
- Theo kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Kim Phần (2003), nếu so với lô đối chứng thì chi phí thức ăn và thuốc thú y cho mỗi kilogam tăng trọng ở lô bổ sung porzyme và lô bổ sung hemicell cao hơn lần lượt là 4% và 5%. Kết quả này không phù hợp với kết quả của chúng tôi.
4.7 HẠN CHẾ
Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, chúng tôi đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên, do thời gian và khả năng có hạn, thí nghiệm không thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó còn có những hạn chế sau:
- Chưa kiểm tra được nồng độ khí NH3 trong chuồng nuôi.
Với những thiếu sót và hạn chế trong đề tài, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn và độc giả để đề tài chúng tôi được hoàn thiện hơn.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas trong khẩu phần đến năng suất heo thịt giai đoạn từ 65 ngày tuổi đến xuất chuồng” tại trại chăn nuôi Hải Hà, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
- Nhiệt độ chuồng nuôi cao nhất là 360C, thấp nhất là 170C. Ẩm độ cao nhất là 83%, thấp nhất là 42%. Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ chuồng nuôi trung bình của các tháng dao động từ 25,080C đến 33,530C. Ẩm độ trung bình dao động từ 51,11% đến 76,26%.
- Kết thúc thí nghiệm, trọng lượng bình quân của heo ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 93,39 kg và 97,48 kg.
- Trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng trọng bình quân của heo ở lô có bổ sung Biolas là 78,38 kg/con, lô không bổ sung Biolas là 74,36 kg/con.
- Trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng trọng tuyệt đối của heo ở lô có bổ sung Biolas là 622,07 kg/con, lô không bổ sung Biolas là 590,12 kg/con.
- Chỉ số chuyển biến thức ăn của lô có bổ sung Biolas (2,39 kg thức ăn/kg tăng trọng) thấp hơn lô không bổ sung Biolas (2,58 kg thức ăn/kg tăng trọng) là 7,37%.
- Tỉ lệ ngày con tiêu chảy của heo ở lô có bổ sung Biolas và không bổ sung Biolas lần lượt là 0,45% và 0,81%.
- Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác (không gồm tiêu chảy) của heo ở lô có bổ sung Biolas và không bổ sung Biolas lần lượt là 0,81% và 1,26%.
- Qua quá trình thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chế phẩm Biolas vào khẩu phần của heo cho kết quả tốt cả về giá trị sinh học và hiệu quả kinh tế. Lô thí nghiệm cho hiệu quả kinh tế hơn lô đối chứng là 1,81%.
5.2 ĐỀ NGHỊ
Nên lặp lại thí nghiệm ở các thời điểm khác nhau trong năm, trên heo ở các giai đoạn khác nhau.
Nên kiểm tra phẩm chất quầy thịt và nồng độ khí NH3 trong thí nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học Biolas.
Nên tiến hành thí nghiệm ở các mức bổ sung chế phẩm khác nhau để tìm ra mức bổ sung thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Mai Văn Chăm, 2003. So sánh tác dụng của probiotic với một số loại kháng sinh trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy do E. coli trên heo con giai đoạn sau cai sữa. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Minh Chiến, 2002. Khảo sát ảnh hưởng của probiotic đến bệnh tiêu chảy và sức sống trên heo con theo mẹ. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Văn Chính, 2003. Phương pháp thí nghiệm và cách xử lý số liệu trong chăn nuôi thú y. Tủ sách khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Khánh Chương, 2006. Thử nghiệm hiệu quả sử dụng chế phẩm Biolas 789B và thảo dược trong khẩu phần heo con cai sữa từ 37 đến 88 ngày tuổi. Tiểu luận tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
5. Công ty cổ phần Đại Trường Sơn, 2006. Tài liệu hướng dẫn sử dụng chế phẩm Biolas.
6. Trần Thị Dân, 2004. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
7. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004. Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
8. Nguyễn Thị Khánh Hương, 2006. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas đến năng suất của heo con giai đoạn theo mẹ đến 90 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Hường, 2002. Khảo sát tác tác dụng của probiotic trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy trên heo con giai đoạn cai sữa. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Việt Hùng, 2004. Thử nghiệm hiệu quả sử dụng chế phẩm Orego – Stim trên heo thịt. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
11. Lã Văn Kính, 1998. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thức ăn gia súc và vai trò của probiotic đối với động vật. Sở khoa học công nghệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
12. Phạm Sỹ Lăng và cộng tác viên, 2006. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và cách phòng trị. NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Kim Loan, 2006. Bài giảng môn chăn nuôi heo. Tủ sách khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thị Hồng Lụa, 2004. Thử nghiệm hiệu quả sử dụng chế phẩm Yucca trên heo thịt. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004. Môi trường và sức khỏe vật nuôi. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trần Hữu Nam, 1998. Khảo sát việc bổ sung chế phẩm Porzyme 8300 và Porzyme 9300 vào trong khẩu phần đến sự tăng trọng của heo thịt. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 17. Võ Văn Ninh, 2001. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản trẻ.
18. Nguyễn Thị Kim Phần, 2003. Sức tăng trưởng của heo thịt khi bổ sung sản phẩm porzyme 9302 và hemicell vào thức ăn. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2003. Tác dụng của probiotic đến bệnh tiêu chảy trên heo con. Kỷ yếu hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y lần IV, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Thanh Phong, 1999. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase và chế
phẩm selen + vitamin E lên heo thịt. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
21. Mai Ngọc Phượng, 2003. Khảo sát tác dụng thay thế kháng sinh của probiotic trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy do E. coli trên heo giai đoạn sau cai sữa.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
22. Trần Xuân Quan, 2002. Ảnh hưởng của porzyme 9300 lên sự sinh trưởng của heo thịt. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Thành Quân, 2006. Thử nghiệm hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học Biolas 789B trên heo thịt giai đoạn từ 58 kg đến xuất chuồng. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
24. Dương Bảo Quốc, 2006. Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học BET – ANIMAL trên sự sinh trưởng của heo thịt từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
25. Tài liệu khuyến nông, 2006. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo thịt. Trung tâm khuyến nông, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
26. Phạm Nguyễn Quỳnh Thư, 2006. Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học Biolas 789V trong khẩu phần heo thịt giai đoạn từ 20 kg dến 50 kg. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng nước ngoài.
28. Hung – Yu., 2001. Hemicell: a non – GMO feed enzym – its efficacy and mechanism. ChemGen Corp., USA.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng ANOVA trọng lượng bình quân 65 ngày tuổi
Analysis of Variance for P 65d (K
Source DF SS MS F P lo 1 0,2 0,2 0,02 0,899 Error 192 2584,6 13,5
Total 193 2584,8
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---+---+---+--
1 97 19,036 3,914 (---*---)
2 97 19,103 3,406 (---*---)
----+---+---+---+--
Pooled StDev = 3,669 18,50 19,00 19,50 20,00 Phụ lục 2: Bảng ANOVA trọng lượng bình quân 100 ngày tuổi Analysis of Variance for P 100d Source DF SS MS F P lo 1 23,5 23,5 0,76 0,383 Error 192 5903,8 30,7 Total 193 5927,3 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---+---+---+---
1 97 40,552 5,607 (---*---)
2 97 41,247 5,483 (---*---)
---+---+---+---
Pooled StDev = 5,545 40,00 40,80 41,60 Phụ lục 3: Bảng ANOVA trọng lượng bình quân 191 ngày tuổi Analysis of Variance for P XC 190 Source DF SS MS F P lo 1 812 812 6,21 0,014 Error 192 25119 131
Total 193 25932
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---+---+---+---+
1 97 93,39 12,36 (---*---)
2 97 97,48 10,44 (---*---)
---+---+---+---+ Pooled StDev = 11,44 92,5 95,0 97,5 100,0
Phụ lục 4: Bảng ANOVA tăng trọng bình quân 65 – 100 ngày tuổi
Analysis of Variance for P bq 65
Source DF SS MS F P lo 1 19,18 19,18 2,01 0,158 Error 192 1832,21 9,54
Total 193 1851,39
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---+---+---+----
1 97 21,515 3,101 (---*---)
2 97 22,144 3,077 (---*---)
--+---+---+---+----