Chó đua Greyhound được nuôi trong 8 dãy chuồng khác nhau. Những dãy chuồng này cách nhau 4 m,chính giữa trồng cỏ và các cây dừa để tạo sự thông thoáng. Mỗi dãy chuồng lại được chia ra làm hai dãy đối diện nhau, có hành lang chính giữa để tiện cho việc cho ăn, vệ sinh, di chuyển và kiểm tra hằng ngày. Mỗi dãy chuồng lại được chia ra thành nhiều chuồng nhốt riêng từng con. Mỗi chuồng được thiết kế xây dựng thành 2 khu: khu trong (2 m x 2 m) để chó nghỉ ngơi, ăn uống, khu ngoài có ngăn lưới rào để thú đi vệ sinh và tắm nắng. Trên mỗi chuồng được đánh số và ghi tên của con chó đó cùng với khẩu phần ăn tăng, giảm và tình trạng sức khỏe bất thường nếu có.
Nền chuồng được trán xi măng, có độ dốc để dễ dàng thoát nước. Hai bên hông chuồng có hệ thống thoát nước. Nước thải ra được dẫn tới một hệ thống xử lý trước khi cho xuống hồ và đi ra ngoài. Trần chuồng có nhiều quạt để tạo sự thông thoáng và khô ráo. Hồ bơi cho chó có chiều dài 25 m, chiều rộng 0,9 m, chiều sâu 1 m và được vệ sinh hằng ngày. Đường tập chạy thẳng (250 m) với mặt đường làm bằng cát sạch. Trước khi dợt đua đều được nhặt sỏi và tưới nước. Đường tập chạy tròn được rào lưới B40 xung quanh, mặt đường làm bằng cát sạch, bề ngang 6 m, đường kính của đường tròn 22 m dùng để tập cho chó quen chạy khúc cua.
3.4.2. Thức ăn và cách cho ăn
Thực đơn cho chó Greyhound hằng ngày bao gồm: thực phẩm khô, thịt Kanguroo, nước hầm xương bò, cổ gà xay nhuyễn, chuối trái, bí đỏ, các loại rau củ và thức ăn bổ sung (trứng, sữa bột, mật ong, biacalcium). Thực phẩm khô cho chó Greyhound là thức ăn hổn hợp dạng viên dành cho chó của công ty Pedegree, Royal Canin. Thịt Kanguroo được nhập từ Úc và được trữ trong kho trữ đông.
Chó Greyhound mỗi ngày ăn 2 bữa: bữa phụ vào lúc 9 giờ 30 phút sáng gồm 100 gr thực phẩm khô và 1 trái chuối; bữa chính vào lúc 16 giờ 15 phút chiều, gồm 450 – 500 gr thịt Kanguroo tùy theo trọng lượng của chó, 100 gr thực phẩm khô, thức ăn bổ sung, bí đỏ và các loại rau củ được trộn bằng nước hầm xương bò đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng của chó Greyhound (Bảng 3.1).
Những ngày đi đua khẩu phần gồm: sáng 100 gr thịt Kanguroo, 100 gr thực phẩm khô và thức ăn bổ sung. Chiều: 500 gr thịt, 100 gr thực phẩm khô và thức ăn bổ sung. Sau một cuộc đua, chó được bổ sung khẩu phần ăn (cháo thịt Kanguroo) để bù vào năng lượng hao hụt. Một ngày sau khi đua: sáng 100 gr thịt, 100 gr thực phẩm khô, 1 trái chuối. Chiều 500 gr thịt, 100 gr thực phẩm khô và thức ăn bổ sung.
Bảng 3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của một con chó đua Greyhound có trọng lượng sống 30kg/ngày
Nhu cầu Duy trì Vận động
Năng lượng (kcal) 1692 2000 - 3000
Protein (g) 66 210 Chất béo (g) 30 140 Ca (mg) 3570 12000 P (mg) 2670 6000 Ca:P 1,33 : 1,0 2 : 1 Na (mg) 330 7260 K (mg) 2670 4500 Mg (mg) 246 810 Fe (mg) 19,5 58,5 Cu (mg) 1,8 5,4 Zn (mg) 21,6 64,8 Iốt (mg) 0,36 1,08 Vitamin A (UI) 2250 3375 Vitamin D (UI) 240 360 Vitamin E (UI) 15 45 3.4.3. Nước uống
Trước kia, nước uống cung cấp cho chó Greyhound hằng ngày được mua từ các công ty nước khoáng. Hiện nay, chó Greyhound được sử dụng nước đun sôi để nguội.
3.4.4. Chăm sóc
Chó được các huấn luyện viên theo dõi tình hình sức khỏe hằng ngày và báo ngay với bác sĩ nếu có tình trạng bất thường để được chữa trị kịp thời. Chó bị chấn
thương được điều trị bằng massage, laser vào lúc 9 giờ 30 sáng và 3 giờ chiều hằng ngày. Trước khi đua chó được kiểm tra lại sức khỏe để được tuyển lựa cho một cuộc đua. Những chó được đua được tiêm thuốc Amino Fort (thuốc bổ chống mất nước) trước khi đua để tăng cường sức khỏe và chống mất nước. Chó được băng chân và móng cẩn thận trước khi đua để tránh tình trạng chấn thương móng chân và bàn chân, ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến “sự nghiệp” đua của chó Greyhound. Sau mỗi cuộc đua, chó lại được kiểm tra toàn bộ cơ thể, phát hiện chấn thương để điều trị kịp thời. Định kỳ 3 – 4 tháng chó được kiểm tra và lấy nha chu 1 lần, 3 tháng kiểm tra phân 1 lần ngoại trừ trường hợp có những biểu hiện khác thường và 2 tháng kiểm tra máu 1 lần.
3.4.5. Huấn luyện
6 giờ sáng và 2 giờ chiều hằng ngày, chó được dẫn đi bộ, mỗi con khoảng 1,5 – 2 km mỗi ngày, trừ những ngày chó được dợt chạy theo đường thẳng. Mỗi tuần chó được dợt chạy theo đường thẳng 1 lần (thứ ba hoặc thứ tư hằng tuần). Đối với các chó vừa phục hồi sau thời gian nghỉ dưỡng do chấn thương hoặc vừa bước vào giai đoạn đua thì cần phải dợt ở sân đua chính thức để quen dần với một cuộc đua. Chó con sắp bước vào giai đoạn đua chính thức được huấn luyện chạy đường tròn để quen chạy những khúc cua. Ngoài tập chạy và đi bộ, chó còn được cho bơi có nhữ mồi hằng ngày vào lúc 2 giờ chiều để tập thể lực và làm mát cơ thể.
3.4.6. Vệ sinh thú y
- Chuồng trại được vệ sinh 2 lần/ngày: buổi sáng 6 giờ, buổi chiều 14 giờ 30, mỗi tuần đều được phun thuốc sát trùng, dọn cỏ xung quanh khu vực và mỗi tháng tổng vệ sinh khu vực 1 lần.
- Chó sau khi tập luyện về đều được rửa lại chân trước khi vào chuồng và được tắm lại sau khi đi bơi để ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm trên da.
- Chó sau khi đua được kiểm tra móng chân và chà thuốc sát trùng móng cho sạch.
3.4.7. Quy trình tiêm phòng
Đàn chó Greyhound của Công ty Dịch Vụ, Thi Đấu và Giải Trí tuân theo một chương trình tiêm phòng như sau:
- Chó từ 6 – 12 tuần tuổi: tiêm phòng một số bệnh bằng các loại vaccine, được trình bày theo bảng 3.2.
Bảng 3.2. Quy trình tiêm phòng
Tuần tuổi Vaccin Phòng bệnh
6 Vanguard Plus 5/CV-L 9
Vanguard Plus 5/CV-L
Bệnh carre
Viêm gan truyền nhiễm Ho cũi chó
Bệnh phó cúm
Bệnh gây bởi Parvovirus, Leptospira Coronavirus 12
Vanguard Plus 5/CV-L
Tái chủng hằng năm cho chó đối với các bệnh trên.
3.4.8. Các triệu chứng bệnh lý và chấn thương thường gặp trên chó Greyhound
Chó Greyhound được chăm sóc sức khỏe cẩn thận nên ít mắc các bệnh nghiêm trọng ngoài các chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh lý và chấn thương mà chó Greyhound dễ mắc phải trong quá trình được nuôi dưỡng, tập luyện và thi đấu:
3.4.8.1. Bệnh viêm thành ruột kết
Gặp hầu hết ở chó mọi độ tuổi
• Nguyên nhân: do Parvovirus, vi khuẩn E. Coli, Salmonella, ký sinh trùng, khẩu phần dinh dưỡng không hợp lý hay do tự phát.
• Triệu chứng: đau mót và tiêu chảy, phân có màng nhày và máu, giảm thành tích thi đấu và mất nước ở mức độ trung bình.
• Điều trị
+ Do vi khuẩn: dùng kháng sinh Tribrissen, Metronidazol, Chloramphenicol… + Do tự phát: dùng Salazopyrin.
+ Do ký sinh: tẩy giun bằng những thuốc Mebenzadol, Milbemycin Oxime, Ivomec.
3.4.8.2. Bệnh viêm quanh móng
Thường gặp ở tất cả những chó đã đua và đang tập dợt.
• Triệu chứng: viêm và nhiễm trùng quanh các móng, chảy mủ và dịch. Nếu viêm nặng làm cho chó đau đớn, và giảm thành tích thi đấu.
• Điều trị:
- Rửa chỗ viêm bằng Betadine hoặc Chlohexidine.
- Dùng bàn chải mềm để cọ rửa những mảng bám dơ bẩn trong kẻ móng. - Bôi Imflamol, Savlon…
• Phòng bệnh
Dùng băng keo vải băng quanh móng lại trước khi đua để phòng cát trên đường đua làm tổn thương lớp da quanh móng.
3.4.8.3. Bệnh viêm amidan
Thường thấy trên những chó đang tập đua.
• Nguyên nhân: do virus Parainfluenza, Adenovirus, vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E. Coli, Myco-plasma và các yếu tố gây stress.
• Triệu chứng: lông xù xì, ho khan, nôn oẹ, bọt mép hiện diện trong miệng. • Điều trị: dùng kháng sinh Amoxicillin, Lincomycin, Enrofloxacin…
3.4.8.4. Ghẻ
Gặp hầu hết ở chó mọi độ tuổi. • Nguyên nhân: do Demodex Canis.
• Triệu chứng: thường thấy ở phía trước mắt, khủy chân hay có thể thấy một vài mảng nhỏ hoặc toàn thân. Bệnh nhẹ thì chỉ rụng lông ở quanh mắt, chân hoặc một vài đám nhỏ. Bệnh nặng thì rụng lông toàn thân, da mẫn đỏ, chảy mủ, máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh, sau đó là nhiễm trùng kế phát.
• Điều trị: bằng các thuốc Doramectin, Ivomec…
3.4.8.5. Bệnh hô hấp
Gặp hầu hết ở chó mọi độ tuổi
• Nguyên nhân: do virus Parainfluenza, Adenovirus type 2, vi khuẩn Bordatella, Staphylococcus, Streptococcus, Myco-plasma.
Dạng cấp tính
• Điều trị: dùng kháng sinh Chloramphenicol, Lincomycin…
Bệnh hô hấp mạn tính
• Triệu chứng: ho khi sờ nắn vào khí quản hoặc gõ ở ngực. Chó ho sau khi đua và giảm thành tích thi đấu. Có thể thấy bọt mép ở các góc miệng sau khi chạy (dễ nhầm với nôn mửa).
• Điều trị:
- Giãn phế quản: Ventipulmin, Aminyllin… - Long đờm: Bromhexine.
- Kháng sinh Chloramphenicol, Lincomycin…
3.4.8.6. Chứng khó đái sau khi đua
- Chỉ thấy trên chó đực.
• Nguyên nhân: xảy ra phần lớn trên những chó nhỏ, dễ bị kích động hệ thần kinh ở trạng thái tự nhiên. Chứng này có liên quan mật thiết đến các yếu tố gây stress như: chờ đợi lâu ở chuồng tập hoặc nhốt lâu trong chuồng chờ đua.
• Triệu chứng: chia ra làm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: xảy ra từ 2 – 48 giờ sau khi chạy. Những chó mắc chứng này đái rất khó khăn và mất 10 – 30 giây mới đái được nhưng dòng nước tiểu nhỏ và yếu.
Giai đoạn 2: có triệu chứng khó đái có thể kéo dài hơn 30 giây, dòng nước tiểu thưa thớt, hoặc chỉ vài giọt chảy ra. Khi sờ nắn vùng bụng có thể phát hiện bàng quang căng phồng.
Giai đoạn 3: mất khả năng tiểu, con chó cố gắng đi tiểu nhiều lần nhưng không được, rất dễ nhận thấy sự khó chịu của chó, bàng quang căng cứng.
• Điều trị: mục đích của việc điều trị là làm bớt lượng nước tiểu để giảm áp suất bàng quang. Với những loại thuốc như: Phenoxul, Diazepam…Trường hợp những chó rơi vào giai đoạn 3 thì phải thông niệu.
3.4.8.7. Chứng chuột rút
Phổ biến ở những chó có sức khỏe không tốt, bị kích thích hệ thần kinh (một vài cá thể bẩm sinh mắc chứng bệnh này).
• Triệu chứng: có thể chạy chậm hoặc đứng lại trong khi đang đua. Các cơ bị co cứng và đau đớn. Phần lớn các cơ bị giãn ra sau 10 – 20 phút.
• Điều trị:
- Giảm tập luyện nặng, điều trị hoàn thiện những chấn thương cơ và xương. - Cung cấp phosphorus, calcium cacbonate hoặc gluconate, elec-trolyte C. - Cho vào khẩu phần ăn mỗi ngày ½ muỗng canh mỡ heo, 2 muỗng café dầu thực vật.
- Có thể sử dụng: AMP, Tridenosen, Enerselen…
3.4.8.8. Stress nhiệt
Thường xảy ra vào những lúc thời tiết nóng nực ở tất cả các chó mọi độ tuổi • Nguyên nhân: chó chịu đựng trong ngày có thời tiết nóng nực nhưng sau đó không cho chó có đủ thời gian để làm mát trước khi nhốt vào chuồng.
• Triệu chứng: chảy nhiều nước dải, thở hổn hển, suy nhược, cơ thể tím tái, có thể dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng thận.
• Điều trị:
- Làm mát chó bằng nước lạnh hoặc lau bằng nước lạnh. - Truyền dịch chống mất nước.
3.4.8.9. Chấn thương da
Gặp hầu hết trên chó đã đua. Thường là các chấn thương như rách màng chân, chai đế, trầy xướt trên da,…
• Nguyên nhân: do va chạm hoặc bị vật nhọn cắt xé tạo vết thương. Những vết thương này nếu ở đế bàn chân sau đó sẽ dày lên và làm cho đế bị chai.
• Triệu chứng: chó đi khập khiểng, bị đau khi sờ nắn vết thương. Màng chân bị rách rất lâu lành và rất dễ bị trở lại.
• Điều trị
- Rửa vết thương với Imflamol, Savlon.
- Nếu vết thương lớn cần phải sửa lại 2 mép vết thương rồi dùng chỉ không tiêu may lại hoặc tạo vết thương mới hoặc cắt vết thương cho đến điểm không còn chịu áp lực để giảm sức căng da khi may.
- Đối với trường hợp chó bị chai đế cần phải cắt bỏ lớp chai và may lại. Nếu đế chai lớn cần thì phải cắt cụt ngón.
3.4.8.10. Chấn thương xương.
Nhóm chấn thương này gồm: mẻ, gãy các xương ngón, khủy tay, chân và chóp đuôi. • Nguyên nhân
- Do va chạm mạnh vào nhau, vào thành, vách của sân đua trong quá trình đua. - Do ve vẩy đuôi quá mạnh vào vách chuồng hoặc mắc vào kẹt cửa.
- Do khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu Ca, P. - Do tuổi tác.
• Điều trị
- Đối với chấn thương này ở tay, chân: băng bột.
- Đối với chấn thương ở chóp đuôi: bôi Imflamol, Savlon… và băng đuôi lại cho đến khi vết thương lành hẳn. Một số trường hợp cần phải cắt bỏ chóp đuôi.
3.4.8.11. Chấn thương gân - khớp
Nhóm chấn thương này gồm: bong gân, đứt gân, trật khớp, sưng và viêm khớp chân. • Nguyên nhân
- Do va chạm
- Do bề mặt đường đua (ổ gà). - Khúc cua của đường đua.
- Do sự chăm sóc, massage, huấn luyện không đúng cách. • Điều trị
Dùng tia laser, massage bằng cồn xoa bóp, chườm đá. Nếu bị sưng thì điều trị bằng kháng sinh Ketofen, Rimadyl. Sử dụng hormone Novatrol, Decort để điều trị trong trường hợp chấn thương nặng.
3.4.8.12. Chấn thương cơ
Nhóm chấn thương này có liên quan đến cơ như: căng, dãn, sưng, viêm các cơ đùi trong, cơ tam giác, cơ tay dưới, cơ ngực… và nặng hơn là rách cơ, cơ tụt khỏi vị trí.
• Nguyên nhân
- Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng. - Sự va chạm mạnh.
- Sự chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện không đúng cách. - Do tuổi tác.
• Điều trị
- Chấn thương cơ cấp 1: là sưng, đau cơ khi bị bóp. Điều trị bằng tia laser, massage bằng cồn xoa bóp, tăng khẩu phần thịt, chích thuốc kích thích tái tạo cơ như L-carnitine, VAM, Tridenosen,… nghỉ 1 - 2 tuần.
- Chấn thương cơ cấp 2: là căng, dãn, sưng, bầm, đau cơ khi bị bóp. Điều trị bằng ướp đá, châm cứu, siêu âm, laser, massage bằng cồn xoa bóp, tăng khẩu phần thịt, chích thuốc kích thích tái tạo cơ như L-carnitine, hormon Stanazol,…nghỉ 3 - 5 tuần.
- Chấn thương cấp 3: là sưng, bầm, rách bao cơ, cơ tụt khỏi vị trí. Điều trị bằng tia laser, massage, tăng khẩu phần thịt, châm cứu, chích thuốc tái tạo cơ. Nghỉ dưỡng ít nhất 8 tuần.
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.5.1. Phân bố đàn chó khảo sát theo màu lông: được tính qua tỷ lệ phân ly màu lông theo công thức: lông theo công thức:
3.5.2. Phân bố đàn chó khảo sát theo độ tuổi: được tính qua tỷ lệ phân bố độ tuổi theo công thức: theo công thức:
3.5.3. Một số chiều đo cơ thể
- Dài thân thẳng (cm): đo từ xương ót đến cuối xương thiêng.
- Dài thân chéo (cm): đo từ u ngoài của xương cánh tay gần khớp vai đến mấu xương ngồi.
- Cao chân trước (cm): đo từ mặt đất theo phương thẳng đứng đến chỗ lồi của xương cẳng tay (khớp khủy).
- Cao vai (cm): đo từ mặt đất theo phương thẳng đứng đến chỗ cao nhất của xương bả vai. Số chó có độ tuổi khảo sát Tổng số chó khảo sát Tỷ lệ chó theo độ tuổi (%) = x 100 Số chó có màu lông X x 100 Tỷ lệ chó có màu lông X (%) = Tổng số chó khảo sát