PHẦN IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬ N
4.1. TĂNG TRỌNG BÌNH QUÂN
Qua những số liệu thu thập được và qua xử lý kết quả thống kê chúng tôi nhận xét:
- Tăng trọng toàn kỳ lô đối chứng so với lô thí nghiệm 1: Lô đối chứng có tăng trọng toàn kỳ là 7,60 kg/con Lô thí nghiệm 1 có tăng trọng toàn kỳ là 8,71 kg/con
Tăng trọng của lô thí nghiệm 1 cao hơn lô đối chứng và sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê với P=0,03<0,05. Điều này có thể giải thích do tác dụng của kháng sinh lên hệ tiêu hóa của heo con sau cai sữa giúp tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng môt cách triệt để, giảm khả năng cạnh tranh của vi khuẩn nhờđó cơ thể
hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn làm cho heo có mức tăng trọng cao hơn lô đối chứng.
- Tăng trọng toàn kì của lô đối chứng so với lô thí nghiệm 2: Lô đối chứng có tăng trọng toàn kỳ 7,60 kg/con
Lô thí nghiệm 2 có tăng trọng toàn kỳ là 8,90 kg/con
Tăng trọng của lô thí nghiệm 2 có sự chênh lệch khá cao so với lô đối chứng (1,3 kg/con) và sự chênh lệch này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P=0,01<0,05. Tăng trọng của lô thí nghiệm 2 cao hơn lô đối chứng do tác dụng phối hợp của 2 chế phẩm axit hữu cơ B và probiotics C trên hệ thống tiêu hóa của heo con sau cai Tăng trọng (kg)
sữa giúp duy trì và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng sự hấp thu dinh dưỡng và từđó đã thúc đẩy sự tăng trưởng.
- Tăng trọng toàn kỳ của lô thí nghiệm 1 so với lô thí nghiệm 2:
Nhìn chung tăng trọng ở lô thí nghiệm 2 có cao hơn lô thí nghiệm 1 là 0,19 kg/con. Tuy nhiên sự khác biệt này giữa 2 lô không có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,9 >0,05. Như vậy việc sử dụng axit hữu cơ B và probiotics C trong khẩu phần không làm ảnh hưởng đến tăng trọng của heo con sau cai sữa so với việc sử