Bước 5: Lưu văn bản đi:

Một phần của tài liệu Đề cương môn Nghiệp vụ hành chính văn phòng (Trang 26 - 28)

+ Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư và bản chính lưu trong hồ sơ theo dõi, giải quyết công việc. Bản gốc lưu tại Văn thư phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký.

c,Thông tư 07/2012/TT-BNV quy định cụ thể về việc sắp xếp, bảo quản và phục vụ sử dụng bản lưu:

- Mỗi văn bản lưu hai bản: bản gốc lưu tại văn thư (được đóng dấu và sắp xếp theo theo thứ tự đăng kí); bản chính lưu trong hồ sơ theo dõi, giải quyết công việc.

- Trường hợp văn bản được dịch ra tiếng nước ngoài hoặc dân tộc thiểu số, ngoài bản lưu bằng tiếng Việt phải luôn kèm theo chính xác nội dung bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

- Việc lưu giữ, bảo quản và sử dụng bản lưu văn bản đi có đóng dấu chỉ các mức độ mật được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Văn thư có trách nhiệm lập sổ theo dõi và phục vụ kịp thời yêu cầu sử dụng bản lưu tại văn thư theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức.

*Mẫu sổ: Sổ sử dụng bản lưu phải được in sẵn, kích thước: 210mm x 297mm.

- Bìa và trang đầu: Bìa và trang đầu của sổ được trình bày tương tự như bìa và trang đầu của sổ chuyển giao văn bản đến, chỉ khác tên gọi là “Sổ sử dụng bản lưu”.

- Phần đăng ký sử dụng bản lưu: Phần đăng ký sử dụng bản lưu được trình bày trên trang giấy khổ A3 (420mm x 297mm), bao gồm 09 cột theo mẫu sau: Ngày tháng (1); Họ tên người sử dụng; Số/ký hiệu ngày tháng văn bản; Tên loại và trích yếu nội dung vb; Hồ sơ số; Ký nhận; Ngày trả; Người cho phép sử dụng; Ghi chú (9).

*Hướng dẫn ghi:

- Cột 1: Ghi ngày, tháng, năm phục vụ yêu cầu sử dụng bản lưu; đối với những ngày dưới 10 và tháng 1, 2 thì phải thêm số 0 ở trước, ví dụ: 05/02/2011, 21/7/2011, 31/12/2011.

- Cột 2: Ghi họ và tên, đơn vị công tác của người sử dụng bản lưu. - Cột 3: Ghi số và ký hiệu; ngày, tháng, năm của văn bản.

- Cột 4: Ghi tên loại và trích yếu nội dung của văn bản.

- Cột 5: Ghi số, ký hiệu của tập lưu văn bản đi được sắp xếp theo thứ tự đăng ký tại văn thư, ví dụ: số: CV-01/2011 (tập lưu công văn đi số 01 năm 2011).

- Cột 6: Chữ ký của người sử dụng bản lưu.

- Cột 7: Ghi ngày, tháng, năm mà người sử dụng (người mượn) phải trả lại bản lưu. - Cột 8: Ghi họ tên của người duyệt cho phép sử dụng bản lưu.

- Cột 9: Ghi những điểm cần thiết như đã trả, ngày tháng trả (nếu người sử dụng trả muộn hơn thời hạn cho phép).

d,Tại sao khi kí 1 văn bản quan trọng lại phải có hồ sơ trình kí? A/c hiểu thế nào là hồ sơ trình kí? Cho ví dụ minh hoạ?

*Khi kí 1 văn bản quan trọng cần có hồ sơ trình kí:

- Khi trình kí văn bản phải kèm theo đầy đủ các văn bản, giấy tờ có liên quan đến vấn đề trình kí để làm cơ sở cho người có thẩm quyền ký xem xét quyết định và bản thảo văn bản phải được người có thẩm quyền kí duyệt (kí tắt). Và hồ sơ trình kí mang tính thẩm mĩ cao. Trường hợp sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người duyệt xem xét, quyết định.

- Khi kí 1 văn bản quan trọng phải có hồ sơ trình kí vì đây là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét trước khi ký duyệt và ban hành 1 văn bản mới.

Ví dụ: Khi trình ký đề án mở thêm ngành đào tạo đối với trường cao đẳng sư phạm tỉnh, thì cần phải có hồ sơ trình ký, trình UBND tỉnh, Bộ Giáo dục & Đào tạo.

- Có 6 đặc trưng để lập hồ sơ trình kí: đặc trưng tên gọi, đặc trưng vấn đề, đặc trưng tác giả, đặc trưng cơ quan giao dịch, đặc trung địa dư, đặc trưng thời gian.dựa vào các

đặc trưng đó mà văn thư sẽ lập hồ sơ trình kí, sao cho phù hợp để giải quyết công việc.

=> Hồ sơ trình kí: là tập hợp tất cả những văn bản được lập dựa trên một trong sáu

đặc trưng vừa nêu trên. Được kẹp vào file trình kí.

- Ví dụ: Văn thư trình lãnh đạo kí văn bản về quyết định giải ngân. Thì văn thư có thể tập hợp tất cả các văn bản thuộc vấn đề giải ngân để lập hồ sơ. Thì đó được gọi là hồ sơ trình kí.

Một phần của tài liệu Đề cương môn Nghiệp vụ hành chính văn phòng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w