3.1. Những thành tựu
3.1.1. Tiếp quấn và ổn định thành phô
Giai đoạn ( 1955 - 1965) là một chặng đường đầy gian nan, thử thách của nhân dân thủ đô. song cũng là một giai đoạn đầy khí phách, hào hùng. Ở thời điểm lịch sứ khó khăn đổ Đảng hộ thành phố Hà Nội đã thê hiện rõ bản lĩnh và trí tuệ của Đảng Cộng sản khi chỉ đạo xây dựng chính quyền, lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, phát trien thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước.
Dưới sự chí đạo trực tiếp quan tâm đặc hiệt của Trung ương Đảng và Hồ Chủ lịch, ngay sau những ngày đẩu tiếp quản, Đảng bộ Hà Nội đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình đối với công tác tiếp quản, duy trì sự ổn định và trật tự của thành phố.
Ngày 10/10/1954 tiếp quản thành phố Hà Nội, ngày 17/10/1954, Hội nghị ban chấp hành Đảng bộ do đồng chí Trần Quốc Hoàn - Bí thư thành ủy chủ trì đã kiểm điểm tình hình tiếp quản neu những thắng lợi cơ bản đã giành dược, tiếp tục hoàn thành việc tiếp thu, chuyển sang hước tổ chức và quản lý thành phố, đẩy mạnh khỏi phục mọi mặt của nhân dân.
Đối với các công sở, Đảng bộ chủ trương cùng ủy ban quân chính nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy, ổn định tổ chức, giữ vững nề nếp làm việc, đoàn kết cán bộ nhân viên kháng chiến và công chức lưu dung.
Trcn 3000 công chức cũ đã được tiếp tục làm việc và giữ nguyên lương. Đối với chính quyền cũ được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, ủy han quân chính đã kêu gọi họ ra ghi tên cùng chính quycn thành phô giúp dân, giúp nước tránh cho họ tư tướng hoang mang, lo sợ khi chế cũ sụp đổ. Việc làm đó vừa thê hiện tinh thần khoan dung, nhãn đạo của Đảng, vừa thể hiện được tính hòa hiếu của dân tộc và tính ưu việt của chế độ mới đối với những người lầm dường lạc lối. Chủ trương đó của Đảng bộ đã tạo cho họ cơ hội để hòa nhập vào cuộc sống, đồng thời cùng tận dụng được nguồn nhân lực và góp phần cho thàn h phố tránh sự hoạt dộng lén lút bạo loạn, lật đổ chế độ. Việc giải quyết ổn thỏa về mặt quyền lợi kinh tế, chính trị, tư tướng đối với tổ chức bộ máy công quyền cũ là một thành công trong công tác đối nội của thời kỳ hậu chiến sau 1954 của Đáng bộ Hà Nội. Cụ thể là Đáng bộ thành phố đã thành lập ban địch vận các cấp phối hợp với các tổ chức quần chúng vận động các gia đình có người nhà trong hàng ngũ đối phương trước đây, thuyết phục chồng, con, anh, chị em ra trình diện. Đến cuối tháng 12 - 1954, có trên
12.000 sĩ quan và binh sĩ đến ghi tên.
Đáng bộ đã chú trọng chỉ đạo công tác trật tự trị an, nắm chắc tình hình địch, kịp thời trân áp những hành vi phá loại của chúng. Đặc hiệt Đáng bộ đã chú ý đặc biệt vấn đề giữ vững chính quyén, ổn định công tác, củng cố tăng cường lực lượng và trong nhân dân, gia tăng đội tự vệ, tiến hành công tác quản lý hộ khẩu, duy trì hoạt động đcu đặn của các cơ sở dịch vụ: diện, nước... Tất cá việc đó thế hiện rõ vai trò của Đảng bộ sau tiếp quản, Hà Nội đã được ổn định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, xí nghiệp công cộng được đảm báo irật tự, an ninh. Nhủn dân Hà Nội bước vào một cuộc sống mới với niềm tin, niềm tự hào vào sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, quyết tâm xây dựng thủ đò vãn minh, giàu đẹp xứng đáng với niềm hy vọng của toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân ycu chuộng hòa bình thế giới.
3.1.2. Thành ticu trong công cuộc khỏi phục và phát triển kinh té vàn hóa và xây dưng chủ nghĩa xả hội (1955 -1965)
Sau khi đưa thành phô đi vào hoạt động ổn định, Đáng bộ Hà Nội đà nhanh chóng xây dựng một hệ thống chính quyển ổn định, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, nâng cao đời sống nhân dân, với kế hoạch cái tạo, khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa
Giai đoạn 1955 -1957:
Thời kỳ này, Đảng hộ Hà Nội đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức, cúng cố các cơ sử Đảng, đưa bộ máy chính quyền bằng việc xây dựng một hệ thống chính quyền các cấp từ các quận tới khu phố ở nội ihành và từ các huyện tới các xã ngoại thành, mở rộng quyển dân chủ cho nhân dân.
Đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa giai đoạn 1955 - 1957, Đàng bộ cùng nhíìn dán thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Tại Hội nghị đại biểu nhân dân lần thứ 8 năm 1956 đã đánh giá những tháng lợi của thành phố trong năm 1955 và nửa đầu 1956, ủy ban hành chính thành phố đã nêu rõ: "Nhân dan và chính quyền thành phố đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước 6 tháng đầu năm 1956 của thành phố; một số nhà máy mới đang được xây dựng, cư sở sán xuất tiổu công nghiệp, thủ công nghiệp đang được khôi phục và phát triển mạnh, nền văn hóa mới thủ đô bước đầu đã phát triển mạnh; khó khăn của nhân dân, nhất là nhân dân lao động đã giám bớt, đời sống nhân dân đã được cải thiện một phần nào.
Cái cách ruộng đất ngoại thành đã hoàn thành tốt đẹp, chế độ phong kiến tàn bạo, dã man, lạc hậu, hàng nghìn năm ở ngoại thành đã bị đánh đổ, nông dân lao động đã thực sự làm chủ nông thôn, nông thôn ngoại thành đang đổi mới. Quan hệ thành thị và nông thôn đang được xây dựng trcn tinh thần đoàn kết hỗ trợ. Đời sống nhân dân lao động ngoại thành đã bước đầu được cải thiện.
Nhân dán thú đô ngày càng đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi trên cơ sở cương lĩnh mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bền bi và kiên quyết đấu tranh đòi lập lại quan hệ hình thường Bắc Nam, đồi chính quyền miền Nam phái thi hành triệt để Hiệp định Giơne cùng Chỉnh phú Việt Nam dân chủ cộng hòa hiệp thương tổng tuyển cứ từ đó thống nhất nước nhà.Nhân dân thủ đô đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sớ độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình.
Chính quyén nhàn dân thủ đô được sự úng hộ tích cực của các táng lớp nhân dân, của các đảng phái, đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc, ngàv càng được cùng cố vừng mạnh. Hệ thống chính quyền thành phố đã được xây dựng từ cơ sở mà lên. Trật tự an ninh của nhân dán được bảo đảm hoàn toàn.
Tại hội nghị đại biểu nhân dân thủ đô họp lần thứ 5 từ ngày 25 đến 27/6/1957. Hội nghị đã nghe báo cáo của ủy ban hành chính thành phố khẳng định "Năm 1957 nhân dân thú đỏ đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa".
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, sau 3 năm giải phóng tiến hành khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Hà Nội đã từng hước chuycn đổi Hà Nội từ một thành phô' thương nghiệp thuộc địa sang thành phố sản xuất. Năm 1957 giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng 55%, số lượng công nhân tăng 19,7% so với năm 1956. Sân xuất tiểu thủ công nghiệp được phục hồi tổ chức lại. Cuối năm 1957, các ngành thủ công ở Hà Nội đã có 274 tổ sản xuất, 255 hợp tác xã cung ticu và hợp tác xã Síin xuất. Thương nghiệp quốc doanh phát triển đã đóng góp phần quan trọng bình ổn vật giá, quán lý thị trường.
Nông nghiệp ngoại thành đã có bước phát triển mới với thắng lợi của cải cách ruộng đất và cải tạo thành phần cá thê’ ớ ngoại thành. Trên một nghìn ha ruộng hoang hóc đã được đưa vào sản xuất. Nông nghiệp ngoại thành đã góp
phần quan trọng cung cấp lưctng thực, thực phẩm cho nội thành Hà Nội nhanh chóng đi vào ổn định đời sống lương thực, thực phẩm.
Về mật đời sống chính trị, từ khi thú đô được giải phóng, trong sinh hoạt chính trị của nhân dân thủ đô, các Hội nghị đại hiểu nhân dân đã có tác dụng lớn trong việc thực hiện lé lối làm việc dân chủ của chính quyền nhân dân và có tác dụng đề cao tinh thán trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý thành phố.
Những thành tựu quan trọng trong công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố chính quyổn dân chủ nhăn dân đã làm cho đời sống của dân đi vào ổn định và bước đầu đưực cải thiện. Nổ là nền tảng có ý nghĩa to lớn đổi với những năm tiếp theo của Hà Nội.
Giai đoạn Ỉ95H - 1960
Trong các kỳ họp thứ 13, 14, 15 năm 1960 của Hội đồng nhân dân đã (lánh giá và nêu rõ những thành tựu trong ba năm cải tạo phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đáng bộ, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở thủ đô đã căn bản hoàn thành thắng lợi. Đối với cồng thương nghiệp tư bản tư doanh thành phô' đã tiến hành cải tạo theo hình thức công tư hợp doanh 496 xí nghiệp, 421 cửa hàng, 134 hộ vận tái cơ giới. Thành phố đã tổ chức được 1718 cơ sờ hợp tác tiểu thủ công. Nhiều ngành nghề sản xuất đã hoàn thành hợp tác toàn thể như kim khí, may, dột vải, thủy tinh... Trên một vạn hộ tiếu thương đã được tổ chức vào tổ và cửa hàng, hợp tác. ở khu vực ngoại thành, đã có 277 hợp tác xã được xây dựng tập hợp được 89,13% tổng sô hộ dân.
Cùng với những thắng lợi trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, các phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu vượt mức kè hoạch nhà nước cũng đã được đẩy mạnh ớ tất cả các đơn vị sán xuất và
công tác phong trào cái tiến quản lý, cái tiến kỹ thuật trong công nghiệp đã phát huy tinh thần làm chủ và ý thức lao động sáng tạo của người công nhân. Sản xuất công nghiệp trong thành phố có hước phát triển mới. Giá trị tổng lượng cồng nghiệp và thủ công nghiệp ở thành phố (cả Trung ương và địa phương) năm 1960 gấp 5 lần năm 1955 và gấp 2 lần năm 1957. Giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp năm 1959 tăng 31% so với năm 1958 năm 1960 tăng 21 % so với năm 1959.
Phong trào sản xuất nông nghiệp ngoại thành sau khi xây dựng các hợp tác đã có chuyển biến tích cực. Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua nghị quyết tập trung xây dựng hai hệ thống Thủy Phương và Gia Thương nhằm tạo điều kiện cho vùng nông thôn ngoại thành thêm chủ động trong việc tưới tiêu.
Trên các lĩnh vực giao thông vận tải xây dựng cơ bán, thương nghiệp dịch vụ đều có những tiến bộ mới, góp phần vào sự phút triển chung của thành phố sau ba năm tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế.
Trên lĩnh vực văn hóa xã hội cũng đã có bước phát triển mới, giành được nhiều thành lựu quan trọng. Công tác tổ chức lãnh đạo và xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ ranh giới giữa trường diìn lập và trường quốc lạp, thu hút ngày càng nhiéu học sinh đến lớp (năm 1960 ở Hà Nội trung bình 100 người có 33 người đến lớp học).
Những thành tựu mà Đáng bộ Ihành phố lãnh đạo nhân dân hoàn thành kế hoạch ba năm 1958 - 1960 là ncn tảng vững chắc để Hà Nội cùng miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển mới, tạo đà và thế đồ Hà Nội tiếp tục vươn lên trứ thành một thành một thành phố gương mẫu, một trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa cua cả nước.
Giai (loạn 1961- / 965
Tại phicn họp thứ 11 ngày 14, 15 và 16/01/1965 của Hội đồng nhân dân lhành phố đã thông qua nghị quyết xác nhận việc thực hiện kế hoạch 5 năm thu được nhiều thắng lợi quan trọng.
Năm 1964 công nghiệp quốc doanh và công ty hợp doanh đạt 107,5% kế hoạch và tăng 21,8% so với năm 1963. Sán xuất thủ công nghiệp cũng đã có những chuyên biến mới chất lượng sản phẩm được đảm bảo hơn, các ngành nghé được sắp xếp lại và dẫn vào ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, sản lượng lương thực vượt 1,4% kế hoạch, tăng 15,5% so với năm 1963. Tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản tâng 15,5% so với năm 1963. Nhiều công trinh đã được huy động và sán xuất và sử dụng trong năm 1964. Các ngành kinh tế, vãn hóa, giáo dục, y tế... đều có hước phát triển mới đảm bảo vững chác cho việc luân thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của thành phố.
Trong 5 năm (1961 - 1965), hội đồng nhân dân thành phố Khóa II đã quyết định thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm đồng thời còn thao luận và đề xuất hướng giải quyết những vấn đề không chỉ riêng của thủ đô mà còn đỏi với cả miền Bắc và cả nước.
Những vấn đề phát triển kinh tế vùng ngoại thành, vấn đề dân số, lao động ở thú đô, vấn đc xây dựng trường sở và phát triển giáo dục, vấn đề đưa dân Hà Nội đi phát triển kinh tế văn hóa ớ miền núi và các địa phương khác... đến được chính quyền thành phố giải quyết chủ động và sáng tạo.
Có thể nói thời kỳ (1955 - 1965), Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội đã hoàn thành thắng lợi công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. làm cho Hà Nội thực sự xứng đáng là thủ đô của cả nước với vai trò đầu táu gương mầu. Có sự chuyển biến nhanh chóng tích cực như vậy, ngoài sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, Hà Nội cần được sự quan tâm chỉ
đạo của Trung ương Đáng và Hổ Chủ tịch đối với thủ đô. Đặc biệt là sự lãnh đạt) sâu sắc của Thành ủy Hà Nội đối với chính quycn và nhún dân.
3.1.3. Thành công của Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xáy dựng chính quyền (1955 - 1965)
Sau khi tiếp quản, Đảng bộ Hà Nội đã nhanh chóng củng cố các tổ chức Đãng và xây đựng hệ thống chính quyén thành phố cho kịp thời với nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Đảng bộ đã chí đạo 5 kỳ Hội nghị đại biểu nhân dân thành công, nó có ý nghĩa quan trọng như tạo dựng tiền đề chuẩn bị cho công tác bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố sau này. Việc chí đạo Hội nghị đại biểu nhân dân còn là một tháng lợi có ý nghĩa quan trọng, thế hiện rõ vấn đẻ chính quyển th àn h phố đã nhanh chóng kiện toàn công tác tổ chức và hước vào hoạt động vững mạnh đồng thời tạo ra đời sống chính trị mới, mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân, phát huy nhiều ý kiến của nhân dân, tạo lập môi quan hệ giữa chính quyền và nhân dủn thêm gắn bó.
Sự chỉ đạo của Đàng với hai cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành p h ố khóa / . / /
Trài qua ba năm (1955 - 1957) thực hiện công cuộc khôi phục phát trien kinh tế, văn hóa; Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo nhún dân hoàn th ành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra. Bước vào thời kỳ mới, đáp ứng nhu cầu của thực tế, Đảng bộ Hà Nội nhận rõ cần phải tăng cường vai trò và hiệu lực của chính quyền các cấp nhằm đảm bảo quyền tự do dân chủ và tăng cường pháp chế dân chủ theo tinh thần của kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa I (tháng 1/1957). Đáng bộ thành phố Hà Nội đã xúc tiến công tác chuẩn bị cuộc báu cử Hội đổng nhân dAn thành phố Hà Nội khóa I và II.