Theo Tổng cục Du lịch, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 giảm gần 80% so với năm 2019. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động hoặc buộc phải chuyển đổi mục tiêu kinh doanh, giảm nhân viên. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc. Các chuỗi dịch vụ dưới tác động lan tỏa từ hoạt động du lịch như cung cấp thực phẩm, nông sản, sản xuất đồ lưu niệm, trình diễn ca múa nhạc, vui chơi giải trí đều chịu khủng hoảng chung. Do đó, doanh nghiệp cần có một kịch bản ứng phó nếu dịch bệnh tái bùng phát trở lại và hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế vẫn bị tạm dừng.
Trong giai đoạn còn dịch bệnh:
- Tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý và lao động chủ chốt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng sản phẩm du lịch mới.
- Tranh thủ thời gian, đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trong đó đặc biệt chú trọng những yếu tố liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe cho du khách nhằm đạt tới chuẩn mực mới về chất lượng dịch vụ.
Giai đoạn dịch suy giảm và khống chế được dịch bệnh:
- Xây dựng nội dung cụ thể và thực hiện nghiêm ngặt tiêu chí du lịch an toàn với dịch bệnh: Điểm đến du lịch an toàn với dịch bệnh; Doanh nghiệp du lịch an toàn với dịch bệnh; Dịch vụ lưu trú, vui chơi an toàn với dịch bệnh; Dịch vụ ăn, uống, hàng hóa an toàn với dịch bệnh; và Dịch vụ vận chuyển khách du lịch an toàn với dịch bệnh.
- Ngay khi dịch bệnh kết thúc, tập trung truyền thông, quảng bá nhằm thu hút khách từ thị trường châu Á, vì đây là khu vực dự báo sẽ hồi phục sớm hơn các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt cần tập trung cho thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tăng cường liên kết chặt chẽ hơn trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, bao gồm: lữ hành, hàng không, cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm tham quan để nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ nhau lúc khó khăn và cùng chia sẻ lợi nhuận.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịch đã trở thành cầu nối hoà bình giữa các quốc gia, du lịch góp phần đưa nền kinh tế các quốc gia phát triển. Đối với Việt Nam, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Với hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có thể nói Việt Nam là điểm đến có sức hấp dẫn khách du lịch nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tiềm năng du lịch của Việt Nam có thể còn vượt trội hơn nữa. Đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid, ngành du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn, để đẩy mạnh hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, việc xác định các yếu tố thu hút khách du lịch đến Việt Nam là rất quan trọng.
Với mong muốn đó, tiểu luận nhóm chúng em đã đi vào phân tích tình hình khách du lịch đến Việt Nam, những xu hướng du lịch trên thế giới sau dịch Covid 19 từ đó nêu lên một số giải pháp, kiến nghị khắc phục, đẩy mạnh du khách quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh hiện nay trong thời gian tiếp theo.
PHẦN 4: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. http://itdr.org.vn/nghien_cuu/nhan-dinh-mot-so-xu-huong-trong-thoi-gian-toi-doi-voi-nga 1. http://itdr.org.vn/nghien_cuu/nhan-dinh-mot-so-xu-huong-trong-thoi-gian-toi-doi-voi-nga nh-du-lich-viet-nam/ 2. https://nhandan.com.vn/cam-nang/nhung-xu-huong-du-lich-duoc-ua-chuong-hau-covid-1 9-619454/ 3. https://globalnews.booking.com/download/944450/booking.comglobalresearchreport.pdf 4. https://www.unwto.org/impact-assessment-of-the-covid-19-outbreak-on-international-tou rism 5. https://www.oecd.org/coronavirus/policy-responses/rebuilding-tourism-for-the-future-cov id-19-policy-responses-and-recovery-bced9859/ 6. https://nhandan.com.vn/dien-dan-dulich/giai-phap-cho-du-lich-thoi-covid-19-ben-vung-v a-san-pham-da-dang-631951/