Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng các hệ oxi hóa đa thành phần được hoạt hóa bởi Fe(0) và UV để xử lý một số kháng sinh trong môi trường nước (Trang 43 - 46)

2.3.1.1. Lập đường chuẩn định lượng CIP bằng HPLC

Ciprofloxacin (C₁₇H₁₈FN₃O₃) và Ciprofloxacin hydrochloride hydrate (C17H21ClFN3O4) được phân tích theo W. Shihn-Sheng và cs. (2008) bằng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) dòng Agilent 1200 (cột Capell Pak C18; đường kính trong 250 mm × 4,6 mm). Pha động sử dụng dung dịch hỗn hợp axetonitril/axit axetic 0,5% (30:70, v/v) được lọc chân không bằng bộ lọc Water Associates (Milford, MA, Hoa Kỳ) (w = 0,45 µm). Tốc độ dòng của pha động là 0,5 mL/ph và bước sóng phát hiện được đặt ở λ=280 nm [99].

Việc xây dựng đường chuẩn CIP được tiến hành như sau: Dung dịch gốc CIP 1000 mg/L được pha trong axit axetic 0,5% và bảo quản ở nhiệt độ 4oC. Các dung dịch

chuẩn làm việc CIP được pha loãng từ CIP gốc với dung môi là pha động với các nồng độ từ 0,1 – 10 mg/L. Các dung dịch chuẩn làm việc được chuẩn bị trước khi thực hiện phân tích, hạn sử dụng trong vòng 7 ngày và bảo quản ở 4oC. Sau đó tiến hành đo diện tích peak của các dung dịch chuẩn tại bước sóng 280 nm, ghi lại các giá trị diện tích pic (S) và nồng độ (C) tương ứng của CIP. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa C và S. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.2 và Hình 2.2

Bảng 2.1 Sự phụ thuộc của diện tích pic (mAu.phút) vào nồng độ CIP (mg/L)

TT Nồng độ CIP (mg/L) S. pic (mAu.phút) 1 0,1 6,2 2 0,2 12,8 3 0,5 31,75 4 1 65,426 5 2 130,816 6 5 354,2 7 10 665,27

2.3.1.2. Lập đường chuẩn định lượng AMO bằng HPLC

Amoxicillin trihydrate (C16H25N3O8S) được phân tích dựa theo nghiên cứu của F. Seyed và cs. (2007) bằng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) dòng Agilent 1200 (cột Hypersil C18; đường kính trong 200 mm × 4,0 mm). Pha động sử dụng dung dịch hỗn hợp methanol/Na2HPO4 0,02M (96:4, v/v) (dung môi độ sạch sắc ký, nước cất deion). Tốc độ dòng của pha động là 1,3 mL/ph và bước sóng phát hiện được đặt ở λ=228 nm [100].

Việc xây dựng đường chuẩn AMO được tiến hành như sau: Dung dịch gốc AMO 100 mg/L được pha trong methanol và bảo quản ở nhiệt độ 4oC. Các dung dịch chuẩn làm việc AMO được pha loãng từ AMO gốc với dung môi là pha động với các nồng độ từ 0,02 – 1 mg/L. Các dung dịch chuẩn làm việc được chuẩn bị trước khi thực hiện phân tích, hạn sử dụng trong vòng 7 ngày và bảo quản ở 4 oC. Sau đó tiến hành đo diện tích peak của các dung dịch chuẩn tại bước sóng 228 nm, ghi lại các giá trị diện tích pic (S) và nồng độ (C) tương ứng của AMO. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa C và S. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.3 và Hình 2.3

Bảng 2.2 Sự phụ thuộc của diện tích pic (mAu.phút) vào nồng độ AMO (mg/L)

TT Nồng độ AMO (mg/L) S. pic (mAu.phút) 1 0,02 2,047 2 0,04 4,192 3 0,06 6,324 4 0,08 8,813 5 1 11,572

Hình 2.3 Đường chuẩn xác định AMO bằng phương pháp HPLC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng các hệ oxi hóa đa thành phần được hoạt hóa bởi Fe(0) và UV để xử lý một số kháng sinh trong môi trường nước (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)