Nếu NPV < 0: Loại bỏ dự án Nếu NPV = 0: Tùy
+ Dự án loại trừ: NPV max > 0
- Ưu và nhược điểm:+ Ưu điểm: + Ưu điểm:
Cho biết quy mô lãi ròng của dự án
Việc lựa chọn dự án căn cứ vào NPV luôn đưa ra một kết quả chính xác
+ Nhược điểm:
Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người phân tích trong thị trường vốn đầy biến động.
Không thể đưa ra kết quả lực chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn hoặc quy mô vốn của các dự án khác nhau.
* Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR): là tỷ lệ giữa tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí.
BCR = BC = ∑ ∑ t=1 n Bt+BEt (1+r)t ∑ t=0 n Ct+CEt (1+r)t - Ý nghĩa: + Dự án độc lập: BCR > 1: Dự án có hiệu quả BCR < 1: Dự án không có hiệu quả + Dự án loại trừ: Chọn dự án có BCR cao nhất.
- Ưu và nhược điểm:+ Ưu điểm: + Ưu điểm:
Cho biết lợi ích thu được trên một đồng bỏ ra, từ đó giúp chủ đầu tư lựa chọn, cân nhắc các phương án có hiệu quả.
Có thể so sánh các phương án không cùng thời gian hoạt động.
+ Nhược điểm:
Không cho biết quy mô lãi ròng của dự án.
Do BCR là một chỉ tiêu mang tính tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại trừ nhau, vì thông thường các dự án có BCR lớn thì có NPV nhỏ và ngược lại. Cần kết hợp với chỉ tiêu NPV.
* Khái niệm
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó các sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
- Quản lý nhà nước về môi trường là tổng hợp các biện pháp: Luật pháp; các chính sách kinh tế; giải pháp kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước.
* Nguyên nhân khách quan
- Môi trường được xem là nguồn lực phát triển do thiên nhiên ban tặng; đó là tài sản chung của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng trong vùng lãnh thổ.
- Môi trường là một hàng hóa công cộng.
* Nguyên nhân chủ quan
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết bài toán tác động ngoại ứng tới môi trường
+ Bản thân thị trường tự nó không thể giải quyết được mối quan hệ phát sinh liên quan đến các ngoại ứng. Vì vậy phần giá trị mà các tác động ngoại ứng không được phản ánh trong các giao dịch trên thị trường.
+ Chỉ có Nhà nước thông qua các chức năng và quyền hạn của mình, bằng các chính sách và hệ thống luật pháp đã ban hành mới có thể can thiệp vào các thỏa thuận để điều tiết các lợi ích kinh tế một cách công bằng giữa các bên liên quan đến các tác động ngoại ứng, để giải quyết tốt nhất các vấn đề liên quan tới chất lượng môi trường sống.
- Sở hữu nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường không thể phân chia được như không khí, nguồn nước sông suối, các vùng biển,… Do vậy, để quản lý khối tài sản khổng lồ này, Nhà nước không thể giao cho bất kì đối tượng nào khác; dẫn đến trách nhiệm chính trong việc quản lý môi trường phải thuộc về Nhà nước.
- Những bài học kinh nghiệm quản lý môi trường của các quốc gia trên thế giới
+ Ở đâu và nước nào, Nhà nước làm rất tốt công tác quản lý môi trường thì ở đó không chỉ môi trường duy trì được chất lượng cao mà kinh tế - xã hội cũng phát triển thuận lợi. Ngược lại, nếu Nhà nước không quan tâm đúng mức tới công tác quản lý môi trường thì ở đó không chỉ môi trường thoái hóa, xuống cấp nhanh chóng mà kinh tế - xã hội cũng không phát triển thuận lợi, thậm chí luôn phải trả giá đắt cho các tổn thất môi trường. Bởi vậy, trong quá trình phát triển của đất nước cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa quản lý Nhà nước về KT-XH với quản lý môi trường, để tạo ra sự phát triển hài hòa giữa 3 cực KT-XH-MT.
+ Thực tế ở các nước phát triển như Nhật Bản và phần lớn các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển của đất nước cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các loại hình quản lý này.
- Mỗi quốc gia là địa bàn tốt nhất để giải quyết các thách thức về môi trường. Phòng chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường phát sinh trong quá trình phát triển là mục tiêu trực tiếp của quản lý môi trường. Nhưng môi trường lại không có giới hạn rõ ràng về mặt địa lý mà là ngôi nhà chung của toàn nhân loại. Do đó, khi giải quyết các thách thức chung về môi trường, địa bàn thích hợp nhất phải chính là ở quy mô toàn cầu nhưng do ở cấp độ quy mô này có sự khác biệt quá lớn về chiến lược và chính sách phát triển KT-XH, luật pháp, phong tục, tập quán,… nên rất khó tạo nên sự đồng thuận cũng như rất khó tập trung nhân tài vật liệu trong hành động thực tế. Vì vậy, để giải quyết các thách thức chung về môi trường, địa bàn thích hợp nhất nên dừng lại ở quy mô quốc gia – nơi có sự thống nhất cao độ về mặt hành chính.
Câu 18: Các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường?* Khái niệm * Khái niệm
- Công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp của Nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên, môi trường quốc gia.
- Bao gồm:
+ Chiến lược, chính sách bảo vệ và quản lý môi trường. + Hệ thống luật pháp về bảo vệ và quản lý môi trường.
Chiến lược, chính sách bảo vệ và quản lý môi trường