Đồng Nai là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn, trong đó phải kể đến với 4 loại hình du lịch cơ bản là: Du lịch tham quan, vui chơi giải trí; Du lịch sinh thái rừng; Du lịch mua sắm và dịch vụ ăn uống; Du lịch thể thao (sân golf).
Không phủ nhận được những lợi thế của Đồng Nai về vị trí, lực lượng lao động dồi dào và sự đa dạng về tài nguyên du lịch nhưng những hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch (cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí), quy mô nhỏ, lẻ và nằm rải rác của các tài nguyên, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hạn chế về hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, tiềm năng du lịch chưa được khai thác đúng mức, chưa có quy hoạch phát triển du lịch đồng bộ, chưa có sự liên kết phối hợp, liên kết hợp tác và hỗ trợ giữa các địa phương trong vùng và ngoại vùng… là những điểm yếu cơ bản cho sự phát triển của du lịch Đồng Nai.
Do vậy, để khai thác hết tiềm lực vốn có của tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Nai, nhất thiết phải có sự liên kết, hỗ trợ của các sở ban ngành của các địa phương, phát huy lợi thế với các địa phương đã và đang phát triển mạnh về du lịch trong vùng như TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phan Thiết – Mũi Né, Nha Trang, Đà Lạt tạo thành một trục liên hoàn trong hệ thống tuyến điểm du lịch nội vùng và liên vùng, dựa trên lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, giao thông,…) của tỉnh. Đặc biệt tỉnh Đồng Nai nằm trên trục đường xuyên Á với hệ thống mạng lưới đường giao thông quan trọng là quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 20 và quốc lộ 56, các cảng đường thủy và trong tương lai có sân bay
quốc tế Long Thành, rất thuận lợi trong giao thương và phát triển du lịch; đẩy mạnh hoạt động liên kết xúc tiến quảng bá du lịch với các tỉnh phụ cận trong vùng và liên vùng là điều cần thiết để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh vốn có của tỉnh phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Liên kết là giải pháp hiệu quả nhằm giúp cho du lịch Đồng Nai phát triển một cách bền vững và lâu dài.
Trong các năm qua, mặc dù đã có định hướng chiến lược cho vấn đề nêu trên nhưng chưa có báo cáo thực trạng cụ thể nào để có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng những kế hoạch hành động phù hợp.
Tuy vậy, du lịch Đồng Nai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Lượng khách đến còn ít, đa phần đều mang tính tự phát, rời rạc, đơn lẻ hoặc chỉ tập trung trong một vài ngày diễn ra lễ hội. Nguyên nhân thu hút khách du lịch thì có nhiều, trong đó phải kể đến những yếu tố cần thiết và quan trọng để thu hút ít khách du lịch tại đây vẫn còn hết sức sơ sài; các dich vụ bổ trợ cho hoạt động du lịch như: ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, quà lưu niệm còn nghèo nàn. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá tour, tuyến du lịch còn yếu, chưa có chiến lược quảng bá bài bản chuyên sâu khiến du khách rất khó tiếp cận; tính gắn kết giữa các di tích lịch sử trên cùng một tuyến chưa cao, nhất là chưa có nhiều sự phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương cũng như người dân đặc biệt là sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh thành trong vùng và các tỉnh thành thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để xây dựng tour, tuyến du lịch liên hoàn, khép kín.
Nhìn chung, tuy tỉnh bước đầu có khai thác tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch tương đối đa dạng, tuy nhiên ở một số khu vực có tiềm năng lớn chưa thu hút được các dự án đầu tư, do đó chưa khai thác hết hiệu quả tài nguyên du lịch hiện có. Tỉnh thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù đẳng cấp quốc tế có thể tạo thành động lực nâng tầm cho du lịch Đồng Nai. Mô
hình tổ chức kinh doanh du lịch phổ biến ở tỉnh là các khu du lịch dịch vụ với quy mô nhỏ, phục vụ khách du lịch cuối tuần với sản phẩm chủ yếu là dịch vụ ăn uống, bơi lội, vui chơi giải trí. Sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn, từng được xem là đặc thù của tỉnh tổ chức còn nhỏ, lẻ, tự phát, hiệu quả không cao; đồng thời có nguy cơ tự đánh mất thương hiệu do cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thấp, còn nói thách, thiếu văn minh trong thương mại, … Hệ thống các dịch vụ bổ trợ như bãi đỗ xe ô tô, người thuyết minh du lịch thiếu. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tình trạng phát triển nêu trên đã ảnh hưởng không ít đến thương hiệu ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch Đồng Nai.
3.2. Giải pháp khắc phục
Tài nguyên du lịch sinh thái gắn với sông Đồng Nai, hồ Trị An, vườn quốc gia Cát Tiên và nhiều điểm thắng cảnh thiên nhiên rừng, núi, hồ và thác, gồm: thác Mai, thác Hòa Bình, suối Mơ, núi Chứa Chan, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học có sức hấp dẫn đối với khách trong nước và quốc tế. Tại Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai có các di tích lịch sử như căn cứ địa cách mạng Chiến khu D, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Đông, Thác Ràng,… thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa. Sự đa dạng, phong phú về địa hình tạo cho tỉnh Đồng Nai có những tiềm năng rất tốt để trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.
Tổng số các điểm du lịch theo địa hình là 51 điểm, như sau: rừng 3 điểm; đồi, núi là 7 điểm; hồ là 8 điểm; thác là 9 điểm; suối là 4 điểm; sông, cù lao, đảo là 8 điểm và công viên, vườn là 12 điểm. Do đó, trong quá trình định hướng phát triển du lịch của tỉnh, cần xem xét và nghiên cứu một cách tổng thể, toàn cục để
có được sự đa dạng, phong phú và sự đặc thù, độc đáo của từng sản phẩm du lịch phù hợp với những tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Các di tích tỉnh Đồng Nai có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và lịch sử có tiềm năng khá phong phú. Năm 2014, toàn tỉnh có 49 di tích được nhà nước xếp hạng, trong đó có: 27 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 22 di tích xếp hạng cấp tỉnh, như sau: Các di tích lịch sử, cách mạng về một thời quá khứ hào hùng của miền đất Đồng Nai anh dũng (Nhà Xanh, Nhà lao Tân Hiệp, Căn cứ khu ủy miền Đông, Địa đạo Nhơn Trạch, Khu căn cứ Rừng Sát,…). Nhóm di tích lịch sử, cách mạng là cơ sở để phát triển những tour chuyên đề về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng, học tập và nghiên cứu lịch sử. Các di tích được xếp vào nhóm thắng cảnh, kiến trúc, nghệ thuật khảo cổ chứa đựng những giá trị to lớn về nhiều mặt. Nổi bật trong nhóm này là Mộ cổ Hàng Gòn (di tích khảo cổ), Khu du lịch Bửu Long (di tích danh thắng), Khu Đá Ba Chồng (di tích thắng cảnh), Đình Tân Lân (di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật),… Nhìn chung, các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn Đồng Nai tập trung với mật độ tương đối cao ở thành phố Biên Hòa. Do vậy khi xây dựng các chương trình du lịch của Đồng Nai, cần dựa trên quan điểm phát triển hài hòa giữa các địa phương.
Các lễ hội truyền thống làng xã vẫn còn khá phổ biến ở tỉnh Đồng Nai: Lễ Kỳ Yên, các lễ hội cúng Bà, Lễ hội cúng đình. Các hoạt động lễ hội này thu hút sự tham gia của rất nhiều người dân địa phương. Việc chọn lọc những yếu tố mang tính văn hóa truyền thống từ các lễ hội này sẽ tạo ra môi trường tốt cho các hoạt động du lịch văn hóa mang tính cộng đồng cao. Điểm đặc sắc của các hoạt động lễ hội còn được thể hiện qua các loại hình lễ hội của các dân tộc ít người. Trong số đó phải kể đến một số lễ hội hiện vẫn còn tồn tại như Lễ hội đâm Trâu (dân tộc Châu Mạ – Tân Phú), Lễ hội Cầu an (dân tộc Hoa – xã Phú Vinh, huyện Vĩnh Cửu),… và một số lễ hội đã thất truyền nhưng có khả năng khôi phục như
Lễ hội cúng Lúa mới (dân tộc Châu Ro ở huyện Xuân Lộc), Lễ hội Ramadan (dân tộc Chăm ở huyện Xuân lộc). Đây là những nét sinh hoạt văn hóa, là tinh hoa của các dân tộc anh em sống trên địa bàn tỉnh, mang tính đặc thù rất cao, rất thích hợp cho việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc vì đối với các tài nguyên văn hóa phi vật thể này, giá trị của nó được thể hiện qua các điệu múa, trường ca, nhạc cụ, món ăn,… vốn rất đặc trưng của các dân tộc. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều tra, thu thập đầy đủ lễ hội của các dân tộc ít người, để qua đó có sự chọn lọc, khôi phục các lễ hội để đưa vào kết hợp phát triển du lịch của tỉnh.
Làng nghề truyền thống cũng là tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số nghề, làng nghề truyền thống như: đan lát, mây tre tại phường An Bình; trồng dâu nuôi tằm tại xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú và xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc; dệt thổ cẩm tại huyện Tân Phú; chạm khắc đá tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa,… Đặc biệt, về giá trị của các làng nghề trong việc gắn kết phối hợp phát triển du lịch, làng bưởi Tân Triều ở huyện Vĩnh Cửu, nghề dệt thổ cẩm ở huyện Tân Phú và thủ công mỹ nghệ có nhiều điểm lợi thế hơn.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, các lợi thế về tài nguyên nhân văn của tỉnh Đồng Nai hứa hẹn mở ra nhiều khả năng cho việc đưa các yếu tố văn hóa vào kết hợp khai thác du lịch. Đồng thời, việc phát triển du lịch phải trên cơ sở lựa chọn và có sự đầu tư hợp lý để đảm bảo việc khai thác được hiệu quả, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng Nai là mảnh đất đặc biệt - nơi ghi dấu ấn sâu đậm của nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Từ khi thành lập đến các giai đoạn phát triển thăng trầm sau này của đất nước, Đồng Nai có nhiều vai trò khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc (chống Pháp và chống Mĩ), mảnh đất này đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của vào thắng lợi chung của dân tộc. Với đặc điểm lịch sử đó, Đồng Nai là nơi sinh ra nhiều danh nhân, các nhà cách mạng kiệt xuất, nơi diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại. Vì vậy, Đồng Nai có hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa dày đặc, đan xen các thời kì, hàm chứa nhiều giá trị. Các di tích LS-VH ở đây thuộc nhiều loại, nhiều thời kì.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Báo Đồng Nai, Tăng trưởng GDP tháng đạt11,87%,
http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201210/Tang-truong-GdP-9-thang-dat- 1187-2190779/, 03/10/2012.
[2]. Báo Đồng Nai, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. Tình hình kinh tế, xã hội Đồng Nai 2018, http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201901/hop-bao-ve-tinh-hinh- kinh-te-xa-hoi-nam-2018-2927496/, 12/10/2018.
[3]. Blog du lịch Vinacom Gaden, danh lam thắng cảnh đồng nai, http://dongnai.vncgarden.com/diemden/danh-lam-thang-canh.
[4]. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Tây,
http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungvungkinhtetrongd iemquocgia?articleId=10000721
[5]. Cổng TTĐT thành phố, Niên biểu Quảng Nam- Đà Nẵng thế kỷ 17, từ năm 1600 đến năm 1698, https://www.danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?
[6]. Cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 11,87%, http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201210/Tang- truong-GdP-9-thang-dat-1187-2190779/, 03/10/2012.
[7]. Cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Ẩm thực ba miền trên đất Đồng Nai, http://www.baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-
tuan/202106/am-thuc-ba-mien-tren-dat-dong-nai-3062516/, 19/06/2021
[8]. Cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, 2 danh lam thắng cảnh Đồng Nai vào top các kỷ lục Việt Nam,
http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201409/2-danh-lam-thang-canh-dong-nai- vao-top-cac-ky-luc-viet-nam-2339989/, 22/09/2014
[9]. Tạp chí công thương, Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Đồng Nai, https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-thuc- trang-khai-thac-tai-nguyen-du-lich-cua-tinh-dong-nai-duoi-goc-do-lien-ket- vung-va-noi-vung-75936.htm, 26/10/2020.
[10]. Thư viện pháp luật, Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành, https://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-phe-chuan-viec-phan- vach-lai-dia-gioi-thanh-pho-Ha-Noi-TPHCM-cac-tinh-Ha-Son-Binh-Vinh-Phu- Cao-Lang-Bac-Thai-Quang-Ninh-va-Dong-Nai-vb42744t13.aspx.