Mọi hoạt động kinh doanh đều phụ thuộc vào một chủ thể đó là con người. Muốn nâng cao chất lượng chương trình du lịch, trước tiên ta phải nâng cao chất lượng của những người thiết kế, thực hiện nó. Để làm được điều này chúng ta phải thực hiện mét sè những biện pháp sau:
Một là thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ và kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên, cập nhật các xu hướng du lịch bấy giờ để hướng dẫn viên nắm bắt được tâm lý khách hàng và phục vụ tốt hơn. Đối với chi nhánh Đà Nẵng, lượng khách chủ yếu là tham quan chương trình di sản miền trung, vì thế cần đạo tạo kiến thức vững chắc về cung đường Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quãng Bình, đặc biệt là các hướng dẫn viên trẻ.
Hai là, liên tục tiến hành việc đào tạo và đạo tạo lại cho nhân viên. Hoạt động kinh doanh lữ hành đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Những biến động về ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động, những luồng khách mới xuất hiện. Vì thế nếu đội ngũ nhân viên thực hiện không được tiếp tục đào tạo và đào tạo lại, thì không thể theo kịp với sự biến đổi đóvà sẽ không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Sự đào tạo phải
đi cùng với sự đề bạt nâng cấp nhằm tạo ra sù hứng thú và động lực cho người được đào tạo.
Ba là, chi nhánh nên cố gắng tạo lập thêm cho mình một đội ngũ hướng dẫn viên riêng. Đồng thời tích cực tạo lập những mối quan hệ mật thiết với những hướng dẫn viên mới, nhất là những hướng dẫn viên tiếng Nhật, Trung và tiếng Hàn. Ngoài ra trong đội ngũ hướng dẫn viên, hỗ trợ đào tạo về kiến thức và ngoại ngữ để các thành viên có cơ hội mở rộng thị trường out bound.
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Chương trình du lịch trong quá trình thực hiện phục thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì vậy, thiết nghĩ chi nhánh cần phải:
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị văn phòng, cố gắng rút ngắn thời gian khấu hao và thanh lý. Đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và hệ thống vi tính và công nghệ thông tin ngày nay thay đổi với tốc độ chóng mặt. Những thế hệ máy móc và phần mềm ứng dụng càng về sau càng phát triển. Việc áp dụng những trang thiết bị này càng sớm càng giúp giảm bớt thời gian lãng phí, giúp quá trình hoạt động kinh doanh và thực hiện chương trình trở nên nhanh chóng và được kiểm soát kịp thời.
Chi nhánh nên đầu tư thêm về phương tiện vận chuyển nhất là phương tiện vận chuyển khách. Nhằm chủ động trong hoạt động vận chuyển và kiểm soát được chất lượng dịch vụ cũng như tạo điều kiện giảm bớt giá thành sản phẩm. Để tạo uy thế cạnh tranh.
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm những trang thiết bị văn phòng, tránh lãng phí và giảm chi phí văn phòng nhằm tạo điều kiện cho việc tăng những chi phí ngăn chặn và phòng ngừa nhằm duy trì, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của chi nhánh.
3.1.2. Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ.
Trong phần phân tích thực trạng ta đã thấy công ty du lịch Vietravel chi nhánh Đà Nẵng có mối quan hệ rất tốt với nhiều nhà cung cấp dịch vụ .Tuy nhiên điều đó vẫn là chưa đủ vì thị trường cung du lịch là rất lớn, chi nhánh còn phải mở rộng thêm nhiều
chương trình du lịch mới, thị trường khách du lịch mới vì thế với bấy nhiều mối quan hệ là chưa đủ. Do đó chi nhánh cần tiếp tục tạo lập thêm nhiều mối quan hệ mới với các nhà cung cấp dịch vụ bằng các biện pháp:
- Đặt thêm nhiều hàng với các nhà cung cấp dịch vụ mới. Nó đồng nghĩa với việc tiêu dùng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp.
- Đối với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, chi nhánh nên tạo lập mối quan hệ bằng cách cùng chấp nhận rủi ro với họ, với việc mua phòng trọn gói theo tháng hoặc quý. Có nghĩa là chi nhánh vẫn trả tiền cho mộtt số lượng phòng nhất định mà chi nhánh đã đặt trước ngay cả khi không có khách. Điều đó sẽ thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp.
- Giữ uy tín và nâng cao hình ảnh cho các dịch vụ của các nhà cung cấp trong con mắt của khách hàng. Bằng việc quảng bá và tuyên truyền cho họ khi thực hiện các chương trình du lịch (Tất nhiên việc tuyên truyền quảng bá này phải được áp dụng những thủ pháp nghệ thuật thật khéo léo).
- Thanh toán sòng phẳng và đầy đủ cho các nhà cung cấp dịch vụ.
- Các cán bộ quản lý cấp cao của chi nhánh nên có những cuộc tiếp xúc trao đổi thường xuyên với những lãnh đạo cao cấp của các công ty cung cấp các dịch vụ du lịch. Việc tạo mối quan hệ cấp cao này sẽ luôn là lợi thế cho chi nhánh trong quá trình hoàn thiện và cạnh tranh về sản phẩm với các công ty du lịch khác.
3.2.3. Tìm hiểu rõ khách hàng mục tiêu.
Đây là tiền đề của chất lượng phục vụ, để có chất lượng phục vụ tốt cần bắt đầu từ việc tìm hiểu chi tiết toàn diện về khách hàng của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, chi nhánh phải:
- Xác định vị trí sản phẩm mà mình sẽ cung cấp. - Tìm hiểu đặc điểm của sản phẩm.
- Tìm hiểu những đặc điểm của khách du lịch tiềm năng trên các phương diện như: độ tuổi, giới tính, thu thập, văn hoá, nhận thức, tâm sinh lý, sở thích, phong tục tập quán....
- Đánh giá hình ảnh của sản phẩm bằng cách hình dung sù nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm của chi nhánh. Làm được điều này đòi hỏi người lãnh đạo và người thiết kế chương trình của chi nhánh phải có một tư duy và năng lực tốt.
3.2.4. Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng phục vụ.
Để đánh giá được chất lượng sản phẩm của mình tốt hay xấu thì chi nhánh phải có những tiêu chuẩn riêng. Vì thế chi nhánh phải xây dựng các tiêu chuẩn đó thông qua các phản hồi của khách hàng từ các kênh như : thư góp ý, tin nhắn, các đánh giá trên web…
3.2.5. Xây dựng hệ thống kiểm tra thường xuyên.
Như ở phần thực trạng chúng ta thấy chi nhánh luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng chương trình du lịch do không có phòng quản lý chất lượng riêng. Vì vậy nếu xây dựng được chất lượng phục vụ trong chi nhánh thì vấn đề đặt ra là phải tạo ra một hệ thống kiểm tra chất lượng liên tục để duy trì và hoàn thiện nó.
3.2.6. Xây dựng một môi trường làm việc tốt.
Những nhà lãnh đạo của chi nhánh cần tiếp tục xây dựng cho chi nhánh một “văn hóa doanh nghiệp” tốt hơn nữa để mọi người có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ nhau, trong công việc. Giúp cho các nhân viên giảm bớt áp lực của công việc tạo tinh thần phấn chấn trong quá trình làm việc.
Chi nhánh nên áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý. Chính sách thưởng phạt nghiêm minh. Nhằm thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh và tạo động lực làm việc.
3.2.7. Liên kết với các ban ngành chức năng hữu quan và các công ty du lịch khác trong việc khắc phục những hậu quả từ môi trường, kinh tế, xã hội.
Những hậu quả xuất phát từ môi trường, kinh tế, xã hội luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và một minh doanh nghiệp cũng không thể giải quyết được. Vì vậy nhằm hạn chế những hậu quả xấu đó chi nhánh cần phải phối hợp với các cơ quan ban nghành hữu quan và các công ty du lịch khác để khắc phục. Ví dụ để hạn chế hậu quả xấu
từ bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp(SARS) hiện nay. Thu chi nhánh cần phối hợp với các cơ sở y tế kiểm dịch theo lối kiểm tra, để phòng ngừa bệnh dịch lây lan. Mặt khác bằng mối quan hệ của mình với các công ty du lịch trên thế giới và bằng hệ thống truyền thống của mình. Chi nhánh nên tích cực phối hợp với Tổng cục du lịch Việt Nam thường xuyên đưa tin về tình hình kiểm soát bệnh dịch của Việt Nam đến bạn bè và các công ty du lịch gửi khách cũng như khách du lịch quốc tế để họ biết được và nhanh chóng quay trở lại đi du lịch ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch “Đà Nẵng – Hội An- Mỹ Sơn tại công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng” tôi đã nhận thấy rằng chất lượng chương trình du lịch luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các công ty du lịch nói riêng và toàn ngành du lịch nổi chung. Nâng cao chất lượng chương trình du lịch luôn là những mục tiêu hàng đầu của bộ máy quản lý cũng như hoạt động kinh doanh du lịch. Quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm là một quá trình liên tục thường xuyên và không phải là nhiệm vụ riêng lẻ của bất cứ ai mà là trách nhiệm chung của toàn bộ cán bộ nhân viên trong tổ chức,
Việc nâng cao chất lượng mang tính quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp không những thể nó còn là công cụ để cạnh tranh, để quảng cáo hữu hiệu. Tạo ưu thế cho doanh nghiệp lữ hành trên thị trường du lịch, Những giải pháp đưa ra, nhằm nâng cao chất lượng chương trình, không phải là những giải pháp riêng lẻ mà đó là những giải pháp đồng bộ, với mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
Thực sự, mà nói đây là một đề tài có tính cấp bách và là một vấn đề thời sự trong hoàn cảnh hiện nay của ngành du lịch Việt Nam nói chung và của công ty Vietravelchi nhánh Đà Nẵng nói riêng,
Qua đây tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong chi nhánh và giáo viên hướng dẫn của tôi, cô giáo: Trần Thị Tú Nhi. Những người đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo động lực cho tôi hoàn thành đề tài này.
Sủ tận tình giúp đỡ và chỉ bảo của các anh chị trong thời gian tôi thực tập tại công ty đã giúp tôi có những cái nhìn thực tế về vấn đề mà mình đang nghiên cứu. Cho tới những ý tưởng sáng tạo mở. Và sự hướng dẫn của cô đã giúp tối biến ý tưởng của mình thành những giải pháp cụ thể.
• Sách
[1]. Nguyễn Văn Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo Trình Quản trị Nhân Lực, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà Xuất Bản Lao Động – Xã Hội, 10/10/2020. [2]. Đinh Trung Kiên (2006), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 12/10/2020.
[3]. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế quốc dân,14/10/2020.
[4]. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản Trị Nhân Sự, Nhà Xuất Bản Lao Động – Xã Hội, 19/10/2020.
• Website
[5] Vietravel 2020, Website thông tin của Vietravel, https://www.vietravel.com/, 08/10/2020
[6] Vietravel 2020, Website bán tour trực tuyến của Vietravel, https://travel.com.vn/, 10/10/2020.
[7] Vietravel 2020, Website cẩm nang Hướng dẫn cá nhân của HDV Vietravel, http://guidebook.vn/ , 15/10/2020.
• Tài liệu
Họ và tên sinh viên thực tập: ... Lớp:... MSSV: ... Chuyên ngành: ... Thời gian thực tập:... NỘI DUNG NHẬN XÉT: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày… tháng…năm 2020
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên thực tập: ... Lớp:... MSSV: ... Chuyên ngành: ... Thời gian thực tập:... NỘI DUNG NHẬN XÉT: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày… tháng…năm 2020
Xác nhận của giảng viên phản biện