4. Lập kế Người thực
PCLĐ dân chủ
dân chủ
phù hợp Cách thức
với môi thực hiện
trường lãnh đạo Dự kiến khó khăn, rủi ro Biện pháp khắc phục 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận về PCLĐ cũng như qua thực tế PCLĐ của HT trường Tiểu học-THCS Nguyễn Khuyến, tôi nhận thấy mỗi PCLĐ đều có ưu điểm, nhược nhất định.
PCLĐ của người HT thu hút sự chú ý của các thành viên trong nhà trường. Xây dựng cho mình một PCLĐ tốt là rất cần thiết trong thời đại ngày nay, khi mà
mọi sự thay đổi từng phút, từng giây. Nếu HT chỉ biết đi theo chỉ đạo GV làm thì HT chỉ dậm chân tại chỗ.
Sự thành công của tập thể sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan và khách quan, tuy nhiên yếu tố quyết định vẫn là người HT biết vận dụng PCLĐ phù hợp với môi trường mình quản lý. PCLĐ không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của cả một quá trình phấn đấu lâu dài, đòi hỏi người HT không ngừng rèn luyện phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn, phải có ý thức tập thể, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, biết phát huy trí tuệ và sự năng động, nhiệt tình của CB, GV, NV, tạo ra được bầu không khí đoàn kết. Người HT có khả năng thuyết phục đối với cấp dưới, dám làm, dám chịu trách nhiệm,… vận dụng linh hoạt các PCLĐ, lấy PCLĐ dân chủ làm nền tảng để xây dựng và phát triển nhà trường.
Kết quả của việc áp dụng PCLĐ mới này sẽ thúc đẩy trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của mỗi CB, GV, NV nhà trường. Người Hiệu trưởng có thể dẫn dắt tập thể của mình theo hướng mà Hiệu trưởng có thể thu được kết quả mình mong muốn.
4.2. Kiến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý để đội ngũ CBQL thành phố nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý tại đơn vị.
Tạo điều kiện cho HT các trường có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhân rộng gương điển hình trong đội ngũ CBQL của thành phố.
* Đối với chính quyền địa phương
Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp cùng nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Đối với HĐQT
Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho BGH và đội ngũ GV cốt cán được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng và tham quan thực tế tại một số trường trong nước cũng như ngoài nước.
Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác giáo dục của nhà trường; đánh giá đúng năng lực và trả lương theo năng lực đối với đội ngũ CB, GV, NV trong nhà trường.
2 5