10 Nguyên tắc ứng xử với con cha mẹ nên đọc

Một phần của tài liệu 0 TM Thieu nhi (Trang 25 - 26)

chiến dịch truyền thông, phát động phong trào để thúc đẩy xã hội thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em được phát động từ Trung ương đến địa phương; Diễn đàn trẻ em các cấp được tổ chức hằng năm; Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 duy trì hoạt động 24/7 và tiếp nhận trên 300.000 cuộc gọi mỗi năm. Chương trình truyền hình Vì trẻ em, An sinh xã hội, các phóng sự ngắn liên quan đến trẻ em được tổ chức sản xuất và phát sóng trên kênh VTV1, VTV2. Trung bình mỗi năm có hơn 60.000 điểm tổ chức Tết trung thu cho trẻ em trên cả nước với gần 10 triệu trẻ em tham gia. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức.

Một nội dung quan trọng, nhân tố góp phần quyết định hiệu quả của hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em là yếu tố nguồn lực (gồm nguồn lực tài chính và con người). Thời gian qua, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này vẫn còn chưa đáp ứng được các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang từng bước được kiện toàn. Tính đến năm 2014, tổng số cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp tỉnh là 351 người, số cán bộ kiêm nhiệm hoặc trực tiếp làm công tác này ở cấp huyện là 1.117 người, cấp xã có 11.708 cán bộ (kiêm nhiệm là 10.598 người, chuyên trách là 1.110 người). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương chưa bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở cấp huyện; chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở còn rất eo hẹp và mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố (25%) bố trí nguồn ngân sách địa phương để chi trả thù lao cho đội ngũ cộng tác viên thôn, bản với mức thù lao từ 50.000đ - 830.000đ/tháng.

Để công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đạt hiệu quả thì hoạt động kiểm tra, giám sát, cơ sở dữ liệu về trẻ em cũng là một yếu tố quan trọng. Hằng năm, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan đã tổ chức các đoàn giám sát, kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại trung ương và địa phương. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang từng bước được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào vận hành như Cổng thông tin tích hợp điện tử về trẻ em; Bộ chỉ số xếp hạng địa phương về thực hiện quyền trẻ em, Bộ chỉ số về bảo vệ trẻ em; Phần mềm quản lý trẻ em,... Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về trẻ em chưa đồng bộ và độ tin cậy chưa cao vì chủ yếu sử dụng từ nguồn báo cáo hành chính.

Công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện quyền trẻ em đã được các bộ, ngành quan tâm ủng hộ với những hình thức, nội dung đa dạng, phong phú và cam kết mạnh mẽ hơn, từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể có liên quan tổ chức nhiều hoạt động phối hợp liên ngành trong việc thực hiện quyền trẻ em, như phối hợp liên ngành trong việc xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch hành động; phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động thúc đẩy việc thực hiện quyền

Một phần của tài liệu 0 TM Thieu nhi (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)