Kết quả phòng bệnh cho lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi thanh tiến, xã cao minh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)

4.2.3.I. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất nước, vệ sinh chuồng trại... Bảng 4.5 dưới đây là kết quả em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Stt Công việc Số lượng(lần) Kết quả

(lần)

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 150 150 100

2 Phun sát trùng định kỳ xungquanh chuồng trại 75 75 100

3 Quét và rắc vôi đường đi 150 150 100

Số liệu bảng 4.5 ta có thể thấy trong thời gian 5 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng đạt tỷ lệ 100% so với số công việc được giao. Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 1 - 2 ngày/tuần.

4.2.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại lợn Bệnh được phòng Số lượng được tiêm (con) Số lợn an toàn sau tiêm (con) Lợn nái Lở mồm long móng 130 130 E. coli 130 130 Lợn con

Cho uống amoxcoli 1583 1583

Cầu trùng (Pig-cox) 1583 1583

Thiến 950 950

Suyễn (Respisure-one) 1583 1583

Circo (MSD) 1583 1583

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc - xin cần thiết phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con.Cụ thể trong thời gian thực tập tại trại em đã được trưc tiếp tiêm phòng các loại vắc -

xin như: lở mồm long móng, kháng thể E.coli vào lúc lợn nái mang

thai tuần

thứ 12 và tuần thứ 15. Ngoài ra sau khi lợn nái đẻ còn được tiêm

amoxillin để

chống viêm và oxytoxin trong 3 - 4 ngày để đẩy hết nhau thai còn sót lại ra

ngoài phòng trường hợp gây ra các bệnh về đường sinh dục ở nái sinh sản.

Quy trình tiêm vắc - xin phòng bệnh cho đàn lợn con như sau 3 giờ cho uống cầu trùng, lợn con 7 ngày tuổi cho đến 10 ngày tuổi được tiêm vắc - xin suyễn, 14 ngày tiêm vắc - xin Circo.

Bên cạnh quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho nái sinh sản cũng như lợn con em nhận thấy rằng ta cần phải kết hợp cùng với các biện pháp phòng bệnh, cần phải thực hiện chúng một cách song song để vừa nâng cao được chất lượng sản phẩm, vừa phòng ngừa được tình hình dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến kinh tế.

4.2.3.3. Kết quả công tác chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại lợn Tên bệnh Tổng số lợn theo dõi (con) Tổng số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái Viêm tử cung 130 10 7,69 Sát nhau 130 5 3,85

Bại liệt sau sinh 130 6 4,61

Lợn con

Phân trắng lợn con 1583 140 8,84

Viêm khớp 1583 110 6,94

Bảng 4.7 là kết quả tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản cũng như lợn con tại trại. Trong các bệnh gặp phải ở đàn lợn nái thì tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất chiếm 7,69%, sau đó là bệnh bại liệt sau sinh chiếm tỷ lệ 4,61% và thấp nhất là bệnh sót nhau chiếm 3,85%. Sở dĩ tỷ lệ lợn nái ở trại

mắc bệnh viêm tử cung cao là do quá trình can thiệp lợn đẻ khó

không đúng

quy trình, trong quá trình móc lợn con làm xây xát niêm mạc tử cung cũng

như không đảm bảo vô trùng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng

xâm nhập.

Tình hình mắc bệnh ở lợn con qua bảng trên trong 1583 lợn theo dõi có 140 lợn con bệnh phân trắng lợn con chiếm 8,84%, 110 con viêm khớp chiếm 6,94%. Nguyên nhân là do sàn bẩn, lợn con mới đẻ sức đề kháng yếu, nhiệt độ chuồng nuôi không hợp lý lợn con dễ bị ảnh hưởng và bị vi sinh vật xâm hại.

4.2.3.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại lợn

Tên

bệnh Thuốc điều trị/liệu trình

Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị (con) Tỷ lệ (%) Khỏi Không khỏi Khỏi Lợn nái Viêm tử cung

Oxytoxin: 30 IU/con/ngày đầu điều trị. AnalginC: 25mg/kg TT Amox LA: 10mg/kg TT Điều trị 3 - 5 ngày 10 9 1 90 Sát nhau

Oxytoxin: 30IU/con/ngày đầu điều trị. Amox LA: 1 0mg/kg Điều trị 3 - 5 ngày 5 5 0 100 Bại liệt sau sinh Gluconat canxi: 20mg/kg TT vitaminB1: 20ml/con Điều trị 3 - 5 ngày 6 4 2 66,67 Lợ n co n Phân trắng Lợn con Amoxicillin: 10mg/ kg TT Colistin: 250IU/kg TT Điều trị 3 - 5 ngày 140 134 6 195,7 Viêm khớp Amox LA: 10mg/kg TT Dexamethasone: 0,1mg/kg TT Catosal: 1ml/10kg TT Điều trị 3 - 5 ngày 110 103 7 393,6

Kết quả bảng 4.8 cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, cao nhất là bệnh sát nhau với tỷ lệ khỏi là 100%, thấp nhất là bệnh bại liệt sau sinh với tỷ lệ là 66,67%. Nguyên nhân bệnh sót nhau có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Đối với lợn con trong 140 lợn mắc bệnh phân trắng đã điều trị khỏi 134 con chiếm tỷ lệ 95,71%, số lợn mắc bệnh hội viêm khớp là 110 con đã điều trị khỏi 103 con chiếm 93,63%.

Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với kỹ thuật trại em đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên nái sinh sản và lợn con như sau:

- Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả.

- Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi.

- Để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy cần cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và cần phải giữ ấm cơ thể cho lợn con.

- Đối với lợn nái đẻ hạn chế moi móc, không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường.

- Lợn nái đẻ có các biểu hiện đẻ khó phải can thiệp ngay, các dụng cụ can thiệp phải qua sát trùng trước khi đưa vào cơ thể mẹ.

- Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng con vật.

4.2.3.5. Kết quả qui trình chăm sóc lợn con

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật trên lợn con

STT Tên công việc Số con(con)

Số con được thực hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Mài nanh, bấm đuôi 1583 1583 100

2 Cho uống Amoxcoli 1583 1583 100

Qua bảng 4.9 có thể thấy trong 5 tháng thực tập em đã được thực hiện rất nhiều thao tác và tích luỹ cho mình nhiều kỹ năng nghề trên đàn lợn con. Công việc mài nanh, bấm đuôi và nhỏ Amoxcoli cho lợn con là được thực hiện nhiều nhất với số lượng là 1583 con trên tổng số 1583 con chiếm tỷ lệ 100%. Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là 24h sau khi đẻ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau gây xây xát mặt và sau đó sẽ được cho uống Amoxcoli để phòng tiêu chảy.

Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm sắt Intrafer-100 giúp phòng bệnh thiếu máu ở lợn con và tiêm với liều lượng 2ml/con.

Khi lợn được từ 5 - 7 ngày tuổi thì tiến hành thiến cho lợn con, số lợn con em được thiến là 950 con chiếm tỷ lệ 100%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 5 tháng thực tập tại trại lợn Bùi Thanh Tiến em có một số kết luận như sau:

- Về hiệu quả chăn nuôi của trại

+ Hiệu quả chăn nuôi của trại qua các năm thì khá tốt. - Về công tác thú y của trại:

+ Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật.

+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát tránh ẩm thấp. Hàng ngày có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, rắc vôi và phun sát trùng theo quy định của trại.

+ Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở trại đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc - xin đầy đủ.

+ Công tác điều trị bệnh : Vì phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời, nên công tác điều trị bệnh khá hiệu quả với tỷ lệ khỏi bệnh cao :

Viêm tử cung: 9/10 con . Tỷ lệ khỏi là 90%. Sát nhau: 5/5 con , Tỷ lệ khỏi 100%.

Bại liệt sau sinh: 4/6 con. Tỷ lệ khỏi 66,67%.

Phân trắng lợn con: 134/140 con. Tỷ lệ khỏi 95,71%. Viêm khớp: 103/110 con. Tỷ lệ khỏi 93,63%.

- Những chuyên môn em đã được học tại trại. + Đỡ lợn đẻ

+ Mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt cho lợn con + Thiến lợn đực

+ Tham gia vào công tác tiêm vắc - xin phòng bệnh cho đàn lợn con + Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng,... ).

+ Tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho lợn con và lợn nái tại trại.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Tăng cường chăm sóc quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại kinh tế cao.

- Hướng dẫn và kiểm tra công việc của công nhân để kịp thời điều chỉnh.

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi Thú y tiếp tục tạo điều cho

các bạn sinh viên khóa sau được đến các trang trại chăn nuôi thực tập để có được

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh.

4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (2003) Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1999), Một số bệnh quan trọng ở lợn,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Văn Năm (2009), Hướng dân điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm,

Nxb Nông nghiệp.

8. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương. 9. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

11. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chíKHKT Thúy, tập 14, số 3.

12. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2002), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT Thúy, tập 17.

II. Tài liệu nước ngoài

14. Glawisschning, Bacher (1992), “The Effícacy of Costat on E.coli infectedweaning pigs”. 12th IPVS congress, August 17 - 22, pp. 182. 15. Smith, B., Martineau G and Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and

lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Một số hình ảnh vắc xin

Ảnh 3: Aftopo Ảnh 4. Vắc xin dịch tả

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi thanh tiến, xã cao minh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w