Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI tại TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH, năm học 2021 2022 (Trang 31 - 34)

1. Kết luận

Đề tài tiểu luận đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận dạy học, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và đã vận dụng các khái niệm cơ bản đó vào nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tiểu luận đã đánh giá được những ưu điểm và tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân thành công và tồn tại hạn chế (khách quan và chủ quan); từ đó đề ra kế hoạch hành động để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trong năm học 2021 – 2022.

Từ đó, đề tài đi đến những kết luận sau:

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một nhiệm vụ trong hoạt động quản lý trong nhà trường trung học phổ thông của Hiệu trưởng. Do đó, Hiệu trưởng cần xác định được vị trí, vai trò của hoạt động; xây dựng chiến lược phát triển lâu dài; đầu tư nâng cao chất lượng nội dung chương trình bồi dưỡng, tuyển chọn và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán; cải tiến chính sách bồi dưỡng và thi đua khen thưởng… nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.

- Kết quả cũng như những phân tích trong đề tài cho thấy chất lượng đào tạo học sinh giỏi của trường THPT Hùng Vương đạt về số lượng nhưng chất lương cao. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải đánh giá thực trạng và cải tiến nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng trong năm học 2021 – 2022.

- Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong năm học 2021 – 2022, Hiệu trưởng cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau: Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2021 – 2022; đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm học trước; từ đó lập kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2021 – 2022; tăng cường hoạt động nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng và xây dựng ngân hàng đề; tăng cường các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, trang thiết

32

bị cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; cải tiến chế độ chính sách thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia bồi dưỡng.

2. Kiến nghị

- Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:

Xây dựng cơ chế chính sách thi đua khen thưởng phù hợp, động viên được tinh thần của đội ngũ giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng và học sinh đạt giải trogn các kì thi học sinh giỏi của Thành phố.

- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh:

Cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức các Hội thảo khoa học, bàn các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi một cách bền vững; tổ chức tham quan giao lưu học hỏi; cần quan tâm đề xuất chế độ khen thưởng thỏa đáng về bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế chọn học sinh giỏi Quốc gia. Ban hành Thông tư số: 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

4. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết số 40/NQ/2000/QH13 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”.

5. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, thuvienphapluat.vn.

6. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên), (2000), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI tại TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH, năm học 2021 2022 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)