4.1. Kết luận
Tốc độ, chính xác, hiệu quả, tiện dụng,…là những đặc tính nổi bật của CNTT, với những đặc tính này thì CNTT ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mình trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là một trong lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất.
Trong hai năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý tại trường TH&THCS tư thục Tân Tạo đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, hiệu quả công tác quản lý ngày càng được nâng lên kéo theo đó là chất lượng giáo dục tại nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý của lãnh đạo, các bộ phận, của giáo viên trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn.
Với một tập thể đoàn kết, sở hữu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và tất cả đều đạt chuẩn đây là điều kiện rất thuận lợi để trường TH&THCS tư thục Tân Tạo mạnh dạn thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý tại nhà trường trong thời gian tới.
Tuy nhiên để việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại nhà trường đạt hiệu quả cao và thiết thực hơn thì trường TH&THCS tư thục Tân Tạo cần phải tập trung thực hiện một số nội dung sau:
+ Quán triệt một cách sâu sắc các chỉ thị, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành giáo dục liên quan đến việc ứng dụng CNTT nhằm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
+ Xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. Tăng cường công tác tập huấn việc sử dụng các phần mềm để phục vụ trong công tác quản lý cũng như trong giảng dạy. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên có cơ hội được học tập, tiếp cận, ứng dụng CNTT trong công tác. Qua đó nhằm bồi dưỡng, đào tạo và thu dần khoảng cách về kỹ năng sử dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
+ Tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị cho phù hợp, đặc biệt là phù hợp với chương trình GDPT mới. Tranh thủ sự ủng hộ, tài trợ của các công ty, doanh nghiệp đầu tư cho ngành giáo dục tại địa phương đặc biệt là công ty Cổ Phần Đại Học Tân Tạo trong lĩnh vực CNTT.
+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; phát động phong trào thi đua, khen thưởng nhằm khích lệ, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực thực hiện.
Tiểu luận đã đánh giá được thực trạng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại nhà trường và đã xây dụng được kế hoạch hành động về việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường TH&THCS tư thục Tân Tạo, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm học 2021-2022. Tiểu luận cũng chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.
hiệu quả trong công tác quản lý ứng dụng CNTT của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tập trung tất cả các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến ứng dụng CNTT trong giáo dục từ đó đưa ra một văn bản hay chỉ thị hợp nhất về việc ứng dụng CNTT đối với ngành giáo dục. Tạo hành lang pháp lý vững chắc để các cơ sở giáo dục mạnh dạn hơn trong việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục.
Trước sự phát triển như vũ bão của CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt kịp thời các xu thế phát triển của CNTT trong giáo dục ở trong nước cũng như trên thế giới. Cần có những chỉ đạo kịp thời để ngành giáo dục thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, xác hạch về CNTT dành riêng cho công tác quản lý nhằm chuẩn hóa về trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục.
Cần xây dựng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục một cách đồng bộ và thống nhất giữa các địa phương trong cả nước, phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
4.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Cần cụ thể hóa các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng CNTT; chỉ đạo, định hướng để các cơ sở giáo dục thực hiện triển khai ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý giáo dục tại đơn vị mình.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường cả về nhận thức lẫn kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý; nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ về việc quản lý ứng dụng CNTT góp phần tạo sự chuyển biến ban đầu trong đội ngũ cốt cán.
Tập trung, đẩy mạnh việc triển khai các phần mềm quản lý một cách hiệu quả và đồng bộ, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều phần mềm quản lý nhưng không mang lại hiệu quả, làm cho việc quản lý thêm nặng nề, phức tạp.
Quan tâm, đầu tư nhiều hơn đối với các trường còn yếu về cơ sở vật chất cũng như còn thiếu về đội ngũ quản lý.
4.2.3. Đối với trường TH&THCS tư thục Tân Tạo:
Trường TH&THCS tư thục Tân Tạo cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực từ xã hội, tranh thủ sự đầu tư từ các cá nhân, công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là công ty Cổ phần Đại Học Tân Tạo; tích cực tham mưu với lãnh đạo cấp trên để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị về CNTT để phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường.
Hiệu trưởng cần phải chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra những biện pháp sử dụng có hiệu quả các thiết bị CNTT được cấp, khai thác tối đa nguồn nhân lực về CNTT mà nhà trường hiện có để vượt qua những khó khăn trước mắt, tránh tình trạng thụ động, trông chờ sự hỗ trợ từ cấp trên.
Cán bộ quản lý nhà trường phải là người chủ động, gương mẫu trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý; thực hiện nghiêm và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về CNTT cho cán bộ quản lý do Sở Giáo dục và Đào tạo Long An và Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Hòa tổ chức; phát huy tính tự học, sáng tạo của bản thân trong việc ứng dụng CNTT.
Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với giáo viên được phân công làm nhiệm vụ CNTT; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng tại nhà trường. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường đi đến thành công.
Tuyên truyền, vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu được vai trò, tầm quan trọng, hiệu quả,…của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy tại nhà trường; hơn ai hết mỗi thành viên trong nhà trường phải nhận thức được mình vừa là người ứng dụng đồng thời vừa là người quản lý việc ứng dụng CNTT trong nhà trường. Từ đó phát huy được vai trò của ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường và góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
[2] Kế hoạch 345/KH-BGDĐT ngày 23/05/2017 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc thực hiện Đề án theo Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
[3] Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
[4] Quyết định số 4919/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025.
[5] Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục.
[6] Công văn số 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2020-2021.
[7] Công văn số 2601/HD-SGDĐT ngày 16/10/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học 2020-2021.
[8] Công văn số 508/HD-PGDĐT ngày 25/10/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Hòa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học 2020-2021.
[9] Kế hoạch năm học 2020-2021 của trường TH&THCS tư thục Tân Tạo.
[10] Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu học tập bồi dưỡng CBQL trường phổ thông (2020) (Modul 4, chuyên đề 15).
[11] Tiểu luận của các khóa học trước.