Kết quả chẩn đoán bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 64 - 66)

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại (từ 7/2020 - 01/2021), em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó, chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái tại trại trong thời gian thực tập.

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái tại trại

STT Tên bệnh

1 Viêm tử cung

2 Sót nhau

3 Viêm vú

Kết quả bảng 4.8 cho thấy:

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tỷ lệ cao 10,36% ở đàn lợn nái nuôi tại trại là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái tại trại.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo

điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Đồng thời, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 5 con, chiếm 1,79% trong tổng số con mắc bệnh. Nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Số lợn nái mắc bệnh sót nhau là 11, con chiếm 3,93% tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém, có thể do lợn nái quá già, đẻ nhiều lứa đuối sức nên không đẩy được nhau thai ra được. Ngoài ra, cũng có thể do trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

Như vậy, tại trại Bùi Huy Hạnh đàn lợn nái thường mắc một số bệnh như: viêm tử cung, sót nhau, viêm vú. Để hạn chế điều này theo em cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh sau đây:

- Trước khi lợn nái sinh phải sát trùng kỹ chuồng trại, phun sát trùng đúng quy trình, tránh mầm bệnh tồn tại lâu từ lứa trước.

- Tắm cho lợn nái thật kỹ trước khi cho vào chuồng sinh.

- Nái phải được giảm khẩu phần (khoảng 50%) trước ngày đẻ và nhịn ăn vào ngày đẻ để phòng viêm vú. Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất tốt (tránh hiện tượng thiếu canxi).

- Kiểm tra và thu nhặt hết số nhau thai, không để cho lợn mẹ ăn vì sẽ sinh ra chứng sốt sữa.

- Tay người đỡ đẻ và dụng cụ đỡ đẻ phải được sát trùng thật kỹ.

- Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w