Kết quả chẩn đoán, điều trị cho đàn vật nuôi cho các trang trại trên địa bàn

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn đức hạnh marphavet tại các đại lý tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.1.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn vật nuôi

Có thể thấy rằng, ở một số vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc như huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo,… có điều kiện tự nhiên là đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng nên nơi đây rất thích hợp để chăn nuôi gà thả vườn. Cơ cấu chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình, gia trại với quy mô vừa và nhỏ từ 500 đến 10.000 con. Con giống được sử dụng nhiều trên địa bàn đối với con gà là: Gà Ai Cập ở Lập Thạch, Tam Dương. Gà màu nuôi nhiều ở vùng Tam Đảo

Gà thịt lông màu tại một số huyện như, Tam Đảo … được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả ra đồi, môi trường tự nhiên rộng lớn cho phép gà tự do vận động, sức đề kháng tốt hơn so với gà nuôi nhốt công nghiệp. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn vẫn chưa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm nào do sự vào cuộc sớm từ ban lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường cộng với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 mà người chăn nuôi đã gặp phải không ít khó khăn khi giá cám, giá thuốc tăng, vật nuôi thường xuyên mắc bệnh, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Trong thời gian thực tập tại công ty, ngoài việc hỗ trợ giao hàng cho các đại lý, em còn được trực tiếp hỗ trợ về kỹ thuật cho một số đại lý dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật công ty. Trong thời gian đó em đã được cùng với cán bộ kỹ thuật đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho đàn vật nuôi của một số trang trại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các trang trại thuộc địa bàn các huyện, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo … do thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020 là khi dịch tả Châu Phi phát tán trên địa bàn mới phần nào được kiểm soát nên số lượng gia súc, đặc biệt là con lợn trên địa bàn không có nhiều nên đa số các ca bệnh mà em được thăm khám và điều trị đều ở trên gia cầm,… Kết quả thăm khám, chẩn đoán, và điều trị được thể hiện ở các bảng 4.7, 4.8, 4.9 và 4.10.

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:

Trong số các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, có 3 bệnh điển hình thường gặp là bệnh cầu trùng, đầu đen và viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Đối với bệnh

43

đầu đen xảy ra nghiêm trọng nhất ở lứa tuổi từ 8 đến 12 tuần tuổi. Gà ủ rũ, lông xù, sốt cao > 43˚C. Gà gầy, uống nhiều nước, giảm hoặc bỏ ăn, rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh. Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu, mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc tái xanh. Tiêu chảy phân vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu, mào tích, da vùng đầu thâm tím. Đối với bệnh cầu trùng, đây là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở tất cả các loại gà và ở tất cả các lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng 100 % số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân có mầu nâu thẫm, hoặc lẫn máu tươi, gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết 100 % số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80 %.

Bảng 4.7. Các triệu chứng lâm sàng điển hình trên gia cầm mắc bệnh Tên

bệnh Triệu chứng lâm sàng

Gà ủ rũ, lông xù Sốt cao > 43oC

Đầu Rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh

đen Tiêu chảy phân màu hồng lẫn máu hoặc vàng màu lưu huỳnh hoặc màu trắng đục lẫn bã trầu

Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc thâm tím Chảy nước mắt nước mũi, kêu xao xác

CRD Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết Dính 2 mắt lại, do viêm kết mạc Gà gầy, bỏ ăn, hoặc ăn ít

44

Một trong những bệnh rất điển hình ở gà thịt đó là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm của gà. Những gà bị bệnh thường hay có triệu chứng điển hình khi quan sát là gà chảy nước mắt nước mũi, khó thở, hoặc thở khò khè. Mắt có hiện tượng lèm nhèm do quá trình bị viêm kết mạc mắt nên hai mắt dính chặt vào nhau. Một số gà chết, xác chết thường có màu xanh do gà bị thiếu oxy. Trong quá trình chẩn đoán lâm sàng, chúng em dựa vào những triệu chứng lâm sàng điển hình để phân biệt bệnh. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả thì cần phải mổ khám bệnh tích để có kết luận chính xác. Kết quả mổ khám bệnh tích trên đàn gia cầm được em thể hiện ở bảng 4.8:

Qua bảng 4.8 cho thấy:

Bệnh đầu đen ở gà, đối bệnh tích ở manh tràng 100 % số gà manh tràng viêm, sưng, niêm mạc manh tràng xuất huyết hoặc hoại tử, thành manh tràng tăng sinh, dày gấp nhiều lần so với bình thường. Gà có chất chứa trong lòng manh tràng nhớt, có màu hồng, màu máu cá hoặc có máu tươi hay manh tràng có chất chứa trong lòng rắn, màu vàng xám, đóng kén rắn chắc, màu trắng trông giống như những con sâu. Bệnh tích ở gan bị sưng to hơn so với bình thường, bề mặt gan có nhiều ổ viêm xuất huyết, gan sưng gấp 2 - 3 lần so với bình thường, bề mặt có nhiều

ổhoại tử hình hoa cúc, các ổ hoại tử có màu trắng xám hoặc trắng ngà, lõm ở giữa, khi cắt dọc gan, thấy ổ hoại tử có hình nón ngược. Như vậy, các tổn thương ở gan và manh tràng như trình bày ở trên là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Việc mổ khám bệnh tích của gà nghi mắc bệnh giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho những gà cùng đàn với gà mổ khám.

Đối với bệnh cầu trùng của gà, đây là bệnh điển hình nhất có thể chẩn đoán bằng lâm sàng. Khi mổ khám sẽ giúp người chăn nuôi biết chính xác tình trạng của bệnh. Bệnh tích điển hình nhất của bệnh khi khám cơ quan tiêu hóa đó là toàn bộ bề mặt của ruột non bị sung huyết, có các mạch máu nổi lên trên bề mặt. Nếu gà bị nặng tình trạng này nhìn rất rõ. Hai manh tràng phình to, chứa đầy hơi và có máu, Khi cắt ruột ra để kiểm tra niêm mạc ruột sẽ thấy trên bề mặt ruột non có nhiều

điểm trắng xám, xuất huyết rõ rệt, chất chứa trong manh tràng chủ yếu là máu. Phần ruột già khi kiểm tra niêm mạc thấy có thể có hiện tượng hoại tử đối với trường hợp gà bị cầu trùng nặng.

Bảng 4.8. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh

Tên Cơ quan,

bệnh bộ phận của gà Gan Đầu Manh tràng đen Thận Manh tràng Thành ruột Manh tràng Cầu

trùng Niêm mạc ruột non

Niêm mạc ruột già Đầu, mắt

Phổi, túi khí

CRD Màng bao tim

Khí quản

Bệnh cầu trùng có thể mắc ở tất cả các loại gà và lứa tuổi khác nhau, vì vậy việc dùng thuốc để phòng cầu trùng cho gà trong thời gian nuôi là rất cần thiết.

Đối với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Ngoài triệu chứng lâm sàng như mắt gà sưng, mắt, mũi chảy nước, thì khi mổ khám cơ quan hô hấp thấy bệnh tích điển hình biểu hiện trên cơ quan hô hấp như: Đường dẫn khí có nhiều dịch mầu hơi vàng, phổi và túi khí có hiện tượng viêm, phù thũng, một số gà khi kiểm tra màng bao tim có hiện tượng viêm màng bao tim. Trong thực tế cho thấy bệnh CRD thường hay ghép với bệnh do E. coli, khi gà bị CRD ghép với E. coli thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30 %. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc khi gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực

hiện đầy đủ đó là vệ sinh chuồng trại kết hợp sử dụng kháng sinh để điều trị và sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho gà.

Đối với lợn, vì số lượng đầu con ít cộng với giá thành lợn còn cao nên chúng em không áp dụng phương pháp mổ khám đối với đàn lợn mà chỉ điều trị dựa trên những triệu chứng thu thập được. Kết quả thu được ở bảng 4.9:

Bảng 4.9 cho thấy:

Triệu chứng điển hình của lợn bị APP là lợn thở khó, thở thể bụng và ngồi như chó ngồi (chiếm 91,67 %), đây là dấu hiệu nổi bật nhất để phân biệt bệnh APP với các bệnh về đường hô hấp khác. Đối với hội chứng phân trắng ở lợn con, các dấu hiệu về đường tiêu hóa như lợn con đi ỉa rặn nhiều, lưng cong, bụng thóp lại (68,18 %), lợn con gầy rạc đi, lông xù đuôi rũ (54,55 %) là những triệu chứng phổ biến trên con vật bị bệnh, ta có thể kết hợp với quan sát phân để từ đó đưa ra kết luận về bệnh trên đàn vật nuôi của trang trại.

Bảng 4.9. Các triệu chứng lâm sàng trên gia súc mắc bệnh Tên

Triệu chứng bệnh

Lợn ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít

APP

Con vật sốt, lờ đờ, niêm mạc mắt đỏ

Khớp cổ chân sung to, đau, đi lại khó khăn Thở khó, thở thể bụng, ngồi như chó ngồi Lợn giảm bú, bỏ bú

Phân Lợn gầy tóp đi, lông xù, đuôi rũ trắng Da nhăn nheo, nhợt nhạt

lợn Hai chân sau dúm lại, run rẩy

con Đi ỉa rặn nhiều, lưng cong, bụng thóp lại Mệt mỏi ủ rũ, nằm nhiều hơn đi lại

Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gia súc, gia cầm mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của vật nuôi mắc bệnh, em xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Kết quả được trình bày bên dưới:

+ Bệnh cầu trùng trên gà:

Sử dụng METHOCIN - LA hoặc SULME 50 % hòa nước hoặc trộn thức ăn cho toàn đàn, kết hợp cho uống Vitamin K + Điện giải Gluco - K - C Thảo dược + SORBITOL, điều trị trong 4 ngày, 7 ngày sau dùng thuốc lại một lần nữa để điều trị triệt để.

+ Bệnh CRD ghép E. coli trên gà:

Cho uống MYCOSIN - NEW kết hợp với trộn AMOX - COLIS vào thức ăn cho toàn đàn. Tăng sức đề kháng cho gà bằng cách cho uống Điện giải Gluco - K - C + SORBITOL sau khi dùng kháng sinh. Giữ chuồng trại thông thoáng vào ban ngày và kín gió vào ban đêm.

+ Bệnh đầu đen trên gà:

Điều trị bằng cách pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn 12B - SUL TRI, kết hợp cho uống Điện giải Gluco - K - C + SORBITOL để tăng sức đề kháng cho con vật. Sau khi khỏi bệnh bổ sung men tiêu hóa VIT cho toàn đàn.

Quá trình tìm hiểu và chữa trị bệnh cho đàn vật nuôi của các hộ, các trang trại giúp em hiểu biết nhiều hơn về các bệnh, tích lũy cho bản thân được nhiều kiến thức thực tế về các loại thuốc cũng như cách sử dụng và tác dụng điều trị lên các loài gia súc, gia cầm. Trong quá trình mang thuốc đến cho các hộ chăn nuôi điều trị bệnh cho vật nuôi mắc bệnh, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh và mức độ mắc bệnh của đàn, thời gian điều trị của từng đàn có thể khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình điều trị bằng thuốc của công ty, thì số vật nuôi mắc bệnh giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng mắc bệnh, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn vật nuôi khỏi bệnh.

Trong suốt quá trình điều trị, em cùng với cán bộ kỹ thuật định kỳ quay lại kiểm tra mức độ hồi phục và tiên lượng của con vật và góp ý với chủ trang trại những việc cần làm để khắc phục tình trạng bệnh lý cho toàn đàn, từ đó vừa thiết lập được tình cảm với khách hàng vừa theo dõi được mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị thông qua số lượng và mức độ khỏi bệnh của đàn vật nuôi. Kết quả điều trị được em thể hiện ở bảng 4.10.

48

Bảng 4.10. Kết quả điều trị trên một số đàn vật nuôi STT 1 2 3 4 5

Qua bảng 4.10 cho thấy:

Tỷ lệ vật nuôi khỏi bệnh trên toàn đàn cao (từ 96,82 % - 100 %) từ đó cho thấy hiệu quả của thuốc cũng như phác đồ điều trị trên đàn vật nuôi. Đây cũng là cơ sở để các chủ trang trại đặt niềm tin cũng như tin tưởng vào đại lý cũng như sản phẩm của công ty, tạo động lực to lớn cho cán bộ thị trường có thể quảng bá cũng như tự hào về sản phẩm của công ty.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trải qua đợt thực tập tại công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet thuộc tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo công ty cũng như Ban lãnh đạo tập đoàn, nhân viên quản lý và sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, em đã bước đầu tiếp cận được với thực tiễn sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, hiểu được phần nào về thị trường thuốc thú y. Qua đợt thực tập này em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, bằng sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều quan trọng hơn cả là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất.

Sau 6 tháng thực tập tại công ty, bản thân em đã học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng giao tiếp, cụ thể:

- Nắm bắt được tên, công dụng các sản phẩm thuốc của công ty.

- Hiểu được chính sách phát triển thị trường cũng như các chế độ đãi ngộ dành cho đại lý phân phối cấp I của công ty, từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc giao tiếp giữa cán bộ thị trường và đại lý, cách thức để giới thiệu sản phẩm.

- Quảng bá và phân phối được các sản phẩm thuốc của công ty đến các đại lí, các trang trại và hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc về thương hiệu của Marphavet thông qua mạng xã hội, catalog, các cuộc hội nghị khách hàng, hội thảo tại các đại lý…

- Được tham gia mổ khám, chẩn đoán bệnh tích và điều trị cho đàn vật nuôi.

- Tạo sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng và sự ổn định của sản phẩm.

- Thiết lập tỉnh cảm với khách hàng.

Công ty cổ phần tập đoàn Đức Hạnh Marphavet đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn GMP của WHO. Toàn bộ các khâu được kiểm tra, theo dõi

nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn của GMP. Công ty có bộ sản phẩm đa dạng với hơn 300 sản phẩm đăng ký lưu hành.

Vĩnh Phúc là một tỉnh rất rộng và thị trường rất lớn nhưng số đại lý không nhiều. Tuy nhiên đó cũng là một chiến thuật kinh doanh của công ty và của nhân viên thị trường tại vùng.

5.2. Đề nghị

Kính mong đề nghị ban lãnh đạo công ty cần hỗ trợ người chăn nuôi sâu hơn nữa. Nhất là trong tình hình chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn như hiện giờ. Để giúp người chăn nuôi có khả năng tái đàn tiếp tục duy trì đầu con, tổng đàn. Ban lãnh đạo công ty cần tăng cường tập huấn, chấn chỉnh lại tác phong làm việc đối với một số cán bộ công nhân viên trong công ty, tránh để làm mất hình tượng công ty

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn đức hạnh marphavet tại các đại lý tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)