Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH ngôi sao hy vọng (Trang 51 - 53)

Bảng 4.2. Tỷ lệ phối đạt của lợn nái, và số lượng lợn nái chăm sóc tại trại

qua các tháng Tháng 27/7/2020 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 12/2020 Tổng

38

Sau thời gian thực tập, được sự chỉ bảo của các anh chị kỹ thuật trong trại, bản thân em cũng đã rút ra được những kinh nghiệm riêng cho mình, học hỏi và mở mang được nhiều kiến thức bổ ích từ những loại thức ăn hỗn hợp dành riêng cho từng thời kỳ của lợn nái hậu bị, sinh sản cho đến lợn con theo mẹ và sau cai sữa, đến cách phân chia khẩu phần ăn sao cho phù hợp với từng lợn nái ví dụ như đối với lợn nái hậu bị thì cho ăn cám HS-106S cám dành cho nái ngoại nuôi con vì trong cám có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên cho nái hậu bị ăn từ 0,8-3kg/con/ngày chia làm hai bữa, tùy vào thể trạng lợn, và cho ăn tăng dần đạt khối lượng để phối giống. Lợn nái mang thai từ ngày thứ 85 sẽ phải cho ăn tăng lượng thức ăn, từ ngày 85 đến gần ngày đẻ tăng đến khoảng 3,5 kg/ngày, từ 85-100 ngày vẫn ăn cám nái mang thai, còn từ ngày thứ 100 đến khi đẻ cho ăn cám nái nuôi con. 3 ngày trước đẻ giảm lượng thức ăn mỗi ngày 0,5kg.

Tỷ lệ phối đạt qua các tháng cuối tháng 7 phối 2 con nhưng đều không đạt, đến tháng 8 tỷ lệ phối đạt là 80 % tăng so với cuối tháng 7 vì cuối tháng 7 mới bắt đầu đến giai đoạn phối nên có thể do chưa chẩn đoán đúng ngày lên giống phù hợp để phối. Đến tháng 9 tỷ lệ phối đạt 85,71 % tăng dần so với tháng 7 và 8, tháng 10 tỷ lệ phối đạt giảm còn 71,42 % số lợn nái phối đạt có 10 con trong tổng 14 con được phối, tháng 11 phối 12 con thì đạt cả 12 con tỷ lệ 100%. Nói chung tỷ lệ phối đạt qua các tháng lúc tăng lúc giảm cũng do nhiều yếu tố, do chưa xác định được chính xác thời kỳ phối giống, kỹ thuật phối, ít nhiều do chăm sóc nuôi dưỡng hoặc do lịch tiêm phòng vắc- xin cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai của lợn nái.

Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ, tắm chải cho lợn bầu trước khi đẻ 7 ngày, tuy nhiên cũng không nên tắm lợn nái thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái và lợn con dễ nhiễm bệnh. Cần phải giữ cho nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng mùa. Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp

đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn con và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH ngôi sao hy vọng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w