Em đã tiến hành theo dõi tình hình sinh sản của 600 lợn nái trong thời gian thực tập tại cơ sở. Kết quả tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái
Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tính chung
Từ bảng 4.2 cho thấy trong tổng số 600 lợn nái đẻ thì 103 lợn đẻ bình thường chiếm 17,17% và 497 lợn phải can thiệp chiếm 82,83%. Có sự chênh lệch này là bởi đặc thù tính chất công việc trong trại nhiều, thời gian làm việc quy định chặt chẽ nên cứ phát hiện có lợn nái đẻ thì em sẽ chủ động can thiệp. Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con.
Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.
Khi đỡ đẻ cho lợn em luôn thực hiện thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của được sát trùng, không được để móng tay dài, vì có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.